xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm rõ “bọn phản động” hậu thuẫn người ứng cử

Văn Duẩn - Nguyễn Quyết - Phan Anh - Bạch Đằng

Việc đưa thông tin chung chung “có thế lực phản động chống lưng” sẽ đụng chạm đến những người có tài, có đức thật sự ra ứng cử đại biểu Quốc hội

Sáng 17-3, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị hiệp thương lần hai bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV. Cùng thời gian, hội nghị hiệp thương cũng diễn ra tại Hà Nội, TP HCM và nhiều địa phương trong cả nước.

19 ủy viên Bộ Chính trị được giới thiệu ứng cử

100% ĐB dự hội nghị hiệp thương lần hai của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã biểu quyết thông qua danh sách sơ bộ 197 người được khối cơ quan, đơn vị trung ương giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XIV, ít hơn 1 ĐB so với số lượng phân bổ. Trong số này có 17 ủy viên Bộ Chính trị khóa XII vừa được bầu. Riêng 2 ủy viên Bộ Chính trị là Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng và Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải được giới thiệu ứng cử tại địa phương.

Tại hội nghị, nhiều ĐB đã góp ý về vấn đề kê khai tài sản, đồng thời đề nghị làm rõ thông tin người tự ứng cử được tổ chức phản động hậu thuẫn. Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cho rằng việc thông tin chung chung sẽ làm hạn chế tinh thần của những người có tài, có đức ra ứng cử.

 

Hội nghị hiệp thương lần hai thỏa thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử ĐBQH khóa XIV tổ chức tại TP HCM ngày 17-3 Ảnh: BẠCH ĐẰNG
Hội nghị hiệp thương lần hai thỏa thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử ĐBQH khóa XIV tổ chức tại TP HCM ngày 17-3 Ảnh: BẠCH ĐẰNG

 

Thiếu tướng Lê Mã Lương - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam - cũng nhận định nếu có, phải chỉ đích danh những tổ chức nào đứng sau người tự ứng cử nào. Nếu phát hiện các trường hợp nghi ngờ người ứng cử có tổ chức thù địch, phản động “chống lưng” thì phải loại bỏ ngay, không thể để lọt vào danh sách bầu ĐBQH.

Về dự kiến danh sách người được các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương giới thiệu ứng cử, ông Phạm Xuân Hằng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, nhận xét số lượng người của khối hành pháp là 17 thì vẫn nhiều, cần giảm nữa vì qua theo dõi hoạt động của QH, khối hành pháp rất ít chất vấn và họ quá bận để làm ĐBQH. Liên quan đến hồ sơ của những người được giới thiệu ứng cử, theo ông Phạm Xuân Hằng, rất khó có thể khẳng định việc kê khai tài sản trong hồ sơ chính xác. “Mặc dù các vị cam kết chịu trách nhiệm nhưng thực tế phải được bảo đảm và đánh giá bởi một cơ quan nào đó” - ông Hằng nói.

Chưa thấy đơn khiếu nại các ứng viên

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân khẳng định đến nay, chưa nhận được đơn thư tố cáo 197 người được giới thiệu ứng cử. Về kê khai tài sản, nhiều ý kiến băn khoăn chưa có cơ quan chuyên xác minh nhưng quy định chung hiện nay chưa nêu việc này mà cá nhân tự kê khai theo mẫu quy định, chỉ khi cá nhân ứng viên nào có vấn đề thì mới xác minh.

Theo ông Nhân, tất cả những người tự ứng cử hay được giới thiệu ứng cử đều không có sự phân biệt nào, kể cả điều kiện giới thiệu trên cơ quan truyền thông cũng như khi tiếp xúc, giới thiệu chương trình hành động của mình. Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng đồng tình với các ý kiến cho rằng không nên nói chung chung việc có thế lực thù địch, phản động hậu thuẫn đằng sau những người tự ứng cử, nếu có phải nói cụ thể.

 

Hà Nội: Thông qua toàn bộ 48 người tự ứng cử

Hội nghị hiệp thương lần hai để biểu quyết lập danh sách sơ bộ những người ứng cử ĐBQH khóa XIV do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức đã thông qua danh sách 87 người ứng cử. Trong đó, 39 người do các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu; còn lại 48 người tự ứng cử. Tại hội nghị, có ĐB đề nghị không nên đưa vào danh sách bầu những người này vì không có công ăn việc làm, không tự lo được cho mình, cho gia đình thì sẽ không thể gánh vác công việc của xã hội. Tuy nhiên, phần lớn ý kiến cho rằng tự ứng cử là quyền của mỗi người, còn quyền của cử tri là lựa chọn. Do đó, chỉ trừ trường hợp phát hiện những người tự ứng cử vi phạm pháp luật thì mới loại bỏ, còn các yếu tố liên quan đến nghề nghiệp cần được tôn trọng.

TP HCM: Nhiều doanh nhân tự ứng cử

Trong danh sách sơ bộ 90 ứng cử viên ĐBQH tại TP HCM được thông qua, có 42 người được các cơ quan, tổ chức giới thiệu ứng cử và 48 người tự ứng cử. Đặc biệt, có 44 người ngoài Đảng. Riêng khối LĐLĐ có 2 ứng viên là bà Trần Kim Yến, Chủ tịch LĐLĐ TP HCM và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty Dệt may Gia Định.

Danh sách tự ứng cử có ông Hoàng Hữu Phước (SN 1957, Tổng Giám đốc Công ty CP TMDV Doanh thương Mỹ Á, ĐBQH khóa XIII), ông Đặng Thành Tâm (SN 1964, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn, ĐBQH khóa XIII), ông Lâm Thiếu Quân (SN 1963, Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ Tiên Phong, ĐB HĐND TP khóa VIII). Một số cá nhân khác là TS Nguyễn Bách Phúc (Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - Tin học TP HCM), ông Võ Văn Thôn (nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP), ông Đỗ Văn Thắng (Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Mai Linh), diễn viên Lê Đình Hùng (thường gọi là Hùng Cửu Long)...

Ông Nguyễn Hoàng Năng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP, cho biết sau hiệp thương lần hai, Ủy ban MTTQ TP sẽ triển khai lấy ý kiến của cử tri nơi ĐB cư trú. Đối với những người tự ứng cử, sẽ lấy ý kiến cử tri nơi cư trú và ý kiến nơi làm việc. Từ ngày 13 đến 17-4, sẽ tổ chức hội nghị hiệp thương lần ba để chốt danh sách ứng cử chính thức.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo