xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lễ hội khai ấn Quảng Ninh tổ chức không phép

Bài và ảnh: Kiều Mai Sơn

Ông Hồ Chí Đức, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao (VH-TT) tỉnh Quảng Ninh, vừa ký Công văn số 220/BC-SVHTT, báo cáo Cục Văn hóa cơ sở - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) về việc kiểm tra thông tin phản ánh về lễ hội Xuân Đinh Dậu năm 2017 của Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh Quảng Ninh.

Công văn cho biết từ năm 2009, Hội VHNT tỉnh Quảng Ninh tổ chức khai bút. Đây là hoạt động chuyên môn với mục đích hướng về nguồn cội, khởi nguồn cho năm mới. Đến năm 2014, hội này tổ chức thêm nội dung khai ấn.

Về lễ hội khai ấn do Hội VHNT tỉnh Quảng Ninh tổ chức (Báo Người Lao Động đã có các bài viết: “Quảng Ninh khai ấn… lỗi”, “ Khai ấn để làm gì?” xuất bản ngày 4 và 5-2), Sở VH-TT tỉnh Quảng Ninh khẳng định: “Đây không phải là lễ hội và không nằm trong danh mục lễ hội được UBND tỉnh cấp phép theo điều 18, Nghị định số 103/NĐ-CP ngày 6-11-2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng và cũng không có tên trong danh mục các lễ hội truyền thống của tỉnh Quảng Ninh đã được Sở VH-TT Quảng Ninh kiểm kê, phân loại”.

Khai ấn ở Hội Tao đàn năm 2017
Khai ấn ở Hội Tao đàn năm 2017

Sáng 24-2, báo cáo trong cuộc họp sơ kết công tác tổ chức lễ hội Xuân Đinh Dậu 2017 tổ chức tại trụ sở Bộ VH-TT-DL, ông Hồ Chí Đức khẳng định: Hội VHNT tỉnh Quảng Ninh tổ chức hoạt động khai ấn không xin phép, không có báo cáo với sở này.

Ông Đức cũng khẳng định lễ khai ấn không phải là lễ hội, không nằm trong danh mục 76 lễ hội được cấp phép trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Theo ông Hồ Chí Đức, Bộ VH-TT-DL cũng đã có văn bản khẳng định việc khai ấn, phát ấn tại Quảng Ninh không phù hợp với truyền thống lịch sử văn hóa.

Còn về những chữ khắc sai trên ấn Hội Tao đàn, giải trình của Hội VHNT tỉnh Quảng Ninh tại Báo cáo số 03/BC-HVHNT ngày 6-2-2017 gửi Thường trực Tỉnh ủy và Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh như sau: “… khi đặt vấn đề chế tác ấn cho hoạt động khai bút, khai ấn của hội, một số nhà chuyên môn của Viện Hán Nôm và Viện Lịch sử được tham khảo đều cho ý kiến: Không nên sao chép nguyên bản nội dung vì như thế sẽ phạm làm giả nguyên tác của vua mà nên chọn cách thể hiện riêng, vẫn bảo đảm được ý nghĩa và toát lên giá trị truyền thống tốt đẹp của tiền nhân nói chung và vua Lê Thánh Tông nói riêng”.

Tuy nhiên, khi phóng viên đề nghị cho biết danh tính vị chuyên gia của Viện Nghiên cứu Hán Nôm thì ông Phạm Ngọc Thành từ chối nêu danh tính.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo