xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lễ hội xô bồ, lãnh đạo địa phương chịu trách nhiệm

Yến Anh thực hiện

Ông Phan Đình Tân, Chánh Văn phòng, người phát ngôn của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, khẳng định như vậy khi nói về những bất cập trong tổ chức lễ hội thời gian qua

Phóng viên: Bản chất của lễ hội là hướng đến sự tốt đẹp, vui vẻ. Tuy nhiên gần đây, không ít lễ hội xuất hiện nhiều hình ảnh bạo lực, phản cảm. Ông lý giải thế nào về điều này?

img

- Ông Phan Đình Tân: Tôi cho rằng xu hướng bạo lực trong các hoạt động lễ hội xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể kể đến việc thiếu sự chia sẻ, tình thương yêu; thiếu sự quan tâm, trách nhiệm thực sự trong cộng đồng. Kinh tế khó khăn, các cơ quan, nhà máy khó khăn, gia đình khó khăn... dễ khiến người ta bức xúc và tâm trạng này rất dễ bộc phát khi thiếu kiểm soát.

Bên cạnh đó là do người tổ chức chưa nhận thức đúng bản chất của các nghi lễ trong lễ hội. Ví dụ như việc chọn lựa người thực hiện các nghi lễ, nghi thức trong lễ hội không còn giữ được đúng các nguyên tắc, lề lối xưa kia về nhân cách, tính kỷ luật... Vì thế, uy tín cũng như độ uy nghiêm của đội ngũ hành lễ giảm sút. Sai lầm trong việc lựa chọn người chưa đủ đức, tâm, tài để thực hành nghi lễ trong lễ hội cũng có thể làm nảy sinh các biến tướng như chúng ta đã thấy thời gian qua.

Vậy Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) đã có những chỉ đạo như thế nào để hạn chế tình trạng này?

 

Những hình ảnh chen lấn như thế này không phải là chuyện lạ ở các lễ hội Ảnh: NGUYỄN HƯỞNG
Những hình ảnh chen lấn như thế này không phải là chuyện lạ ở các lễ hội Ảnh: NGUYỄN HƯỞNG

 

- Ngay trước mùa lễ hội, chúng tôi đã có nhiều văn bản gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Trong các văn bản này, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Hoàng Tuấn Anh đã nhấn mạnh đến việc tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội, điều chỉnh kế hoạch tổ chức lễ hội phù hợp với địa phương, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc... Chúng tôi cũng đề nghị lãnh đạo các tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động lễ hội, đặc biệt là hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, tuyên truyền mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình cũng như các hành vi vi phạm pháp luật... Đặc biệt, Bộ VH-TT-DL đã chỉ đạo các sở VH-TT-DL cũng như các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về công tác quản lý lễ hội để kịp thời chấn chỉnh công tác quản lý và tổ chức lễ hội của địa phương.

Nhưng có vẻ như mùa lễ hội năm nay, những bất cập vẫn chưa được giải quyết. Thậm chí, màu sắc bạo lực còn xuất hiện ở nhiều nơi?

- Đúng là ở một số nơi thực hiện chưa nghiêm túc dẫn tới các hiện tượng đáng báo động.

 

Đừng xin lỗi xong rồi thôi!

Trước đó, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền đặt vấn đề chính việc phục dựng ồ ạt nhiều lễ hội đã làm sống lại nhiều nghi lễ, hành vi chưa phù hợp với cuộc sống hiện tại.

Phản biện lại nhận định này, ông Phan Đình Tân nói: “Tôi không nghĩ những người làm văn hóa lại phục dựng những hành vi phản cảm, phi văn hóa như cướp lộc, chen lấn, đánh nhau như vậy. Việc phục dựng các lễ hội đều nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa, hướng tới việc làm cho lễ hội ngày càng tốt đẹp hơn. Hành vi biến tướng xảy ra trong các lễ hội phục dựng đều ngoài ý muốn, ngoài sự kiểm soát.

Để kiểm soát được những hành vi như thế, theo ông Tân, việc quan trọng nhất là phải có chế tài rất cụ thể đối với các nơi tổ chức lễ hội. Trong trường hợp để xảy ra các biến tướng, các hành vi phản cảm trong lễ hội thì lãnh đạo địa phương phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Cần có các hình thức kỷ luật cụ thể chứ không thể để tình trạng biến tướng kéo dài từ năm này qua năm khác hay chỉ xin lỗi xong rồi thôi. Tùy theo sai phạm nặng nhẹ mà có các hình thức kỷ luật, thậm chí là cấm hẳn không cho tổ chức lễ hội nếu các sai phạm tái diễn.

Nhà nước tạo điều kiện cho tổ chức lễ hội thì trách nhiệm của người thực thi là không được để xảy ra sai sót. Không thể để các hiện tượng phản cảm, phi văn hóa tiếp tục tái diễn trong lễ hội. Không thể để chỉ một vài vi phạm ở một số địa phương, vùng, miền mà ảnh hưởng tới hình ảnh của quốc gia, dân tộc.

Nói riêng về lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh, ông Tân nhận xét đây là hậu quả của quản lý kém, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm của các cơ quan quản lý hành chính. Hiện tượng này cũng do có sự tiếp tay của một số nhà nghiên cứu bảo thủ, động cơ cá nhân. Đây cũng là dấu hiệu của việc thực thi pháp luật không nghiêm. Một câu chuyện tưởng chừng đã dừng lại sau khi có nhiều ý kiến, cộng đồng đã vào cuộc đề nghị chấm dứt việc chém lợn nhưng người ta không làm. Trong khi đó, cơ quan quản lý văn hóa tại địa phương lại cho rằng việc này nên để cộng đồng quyết định.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo