xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lo lắng việc Trung Quốc gia tăng xây dựng ở Hoàng Sa, Trường Sa

Thế Dũng-Phan Anh

(NLĐO)- Tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri gửi kỳ họp thứ 9, QH khóa XIII cho thấy cử tri rất lo lắng, bất bình trước việc Trung Quốc tăng cường cải tạo, bồi đắp, xây dựng các công trình tại Trường Sa và Hoàng Sa.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân: Cư tri lo lắng, bất bình trước việc Trung Quốc tăng cường cải tạo, xây dựng ở Hoàng Sa, Trường Sa - Ảnh: Thắng Long

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân: Cử tri lo lắng, bất bình trước việc Trung Quốc tăng cường cải tạo, xây dựng ở Hoàng Sa, Trường Sa - Ảnh: Thắng Long

Sáng nay 20-5, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ Việt Nam) Nguyễn Thiện Nhân đã trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII.

Để chuẩn bị cho kỳ họp, MTTQ Việt Nam phối hợp với Ủy ban thường vụ QH đã tổng hợp được 3.854 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội.

Đặc biệt, nhân dân cũng rất quan tâm, theo dõi tình hình an ninh chính trị trên thế giới và trong khu vực đang có nhiều biến động phức tạp. Cử tri và nhân dân rất lo lắng, bất bình trước việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động cải tạo, bồi đắp, xây dựng các công trình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vi phạm Công ước LHQ về Luật biển năm 1982, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam và vi phạm Tuyên bố về ứng xử giữa các nước ASEAN và Trung Quốc (DOC). “Cử tri và nhân dân mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục thực hiện các chủ trương, giải pháp hiệu quả để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc”- ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

Trong khi đó theo báo cáo kinh tế -xã hội của Chính phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày khẳng định năm 2014, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, bất ổn, đặc biệt là trên Biển Đông. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã kiên trì chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, kiên quyết đấu tranh bằng các biện pháp ngoại giao, bảo vệ chủ quyền. Mặt khác, tiếp tục duy trì môi trường hòa bình ổn định và chủ động tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng. Đồng thời, kết hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, cũng như giữa đối ngoại với quốc phòng và an ninh. “Tiềm lực quốc phòng an ninh tiếp tục được tăng cường. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, ứng phó kịp thời trong mọi tình huống, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ quốc phòng an ninh, đối ngoại và phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường công tác bảo hộ công dân, bảo vệ quyền lợi của ngư dân, lao động Việt Nam ở nước ngoài”- ông Phúc nhấn mạnh.

Cac đại biểu bước vào kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII - Ảnh: Thắng Long
Cac đại biểu bước vào kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII - Ảnh: Thắng Long

Trong khi đó, theo báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014; kết quả thực hiện những tháng đầu năm 2015 do Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày đã đảm bảo quốc phòng, an ninh, đặc biệt là tại các địa bàn chiến lược như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và vùng biển đảo trong mọi tình huống.

Đáng chú ý, theo ông Nguyễn Thiện Nhân, cử tri và nhân dân vẫn băn khoăn, lo lắng về việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp không ổn định. Tình trạng nông dân gặp khó khăn trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp (gạo, dưa hấu, hành tây, vú sữa, hành tím, thanh long, vải thiều, cá tra), tình trạng “được mùa, mất giá” và ùn ứ hàng hóa trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp diễn ra ở nhiều nơi, do hiện nay nông nghiệp nước ta vẫn chủ yếu là sản xuất hộ cá thể, việc sản xuất còn theo phong trào, chưa gắn với quy hoạch sản xuất vùng và định hướng xuất khẩu theo nhu cầu và tính chất của thị trường.

Cử tri đề nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng có giải pháp hữu hiệu trong việc thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ các hộ nông dân liên kết thành lập các hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã năm 2012 để thực hiện được chức năng nghiên cứu, dự báo thị trường, quy hoạch sản xuất, cung cấp đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các hộ thành viên; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tư vào sản xuất nông nghiệp và liên kết theo chuỗi giá trị, từ đó nâng cao năng suất lao động nông nghiệp và thu nhập cho nông dân.

Chủ tịch MTTQ Việt Nam cũng cho rằng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc áp dụng còn nhiều khó khăn do người sản xuất phải đầu tư rất tốn kém, tuân thủ các quy định ngặt nghèo; trong khi đó, sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt vẫn được tiêu thụ một cách dễ dàng. Cử tri và nhân dân đề nghị Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ và tiến tới áp dụng phổ biến, rộng rãi quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trên phạm vi cả nước.

Chủ tịch MTTQ Việt Nam cho biết Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi năm 2014 đã đáp ứng được mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện để người lao động được hưởng lương hưu hàng tháng, đảm bảo tốt hơn cuộc sống khi về già. Song do nhu cầu cuộc sống trước mắt mà một bộ phận người lao động có nhu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần. Do vậy, thời gian vừa qua ở một số địa phương có tình trạng một bộ phận người lao động ngừng việc tập thể để phản đối quy định về giải quyết bảo hiểm xã hội một lần theo Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi năm 2014. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm nghiên cứu, xem xét để có các giải pháp đáp ứng các nguyện vọng, nhu cầu đa dạng trong việc lựa chọn hình thức trợ cấp bảo hiểm xã hội, phù hợp với quyền và lợi ích chính đáng của người lao động và điều kiện thực tế.

Cử tri và nhân dân lo lắng về tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, hạn hán xảy ra ở nhiều nơi, nhất là ở một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, gây nên tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành và địa phương liên quan có giải pháp kịp thời trước tình trạng nêu trên, đặc biệt là trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, quy hoạch và xây dựng các công trình thủy lợi.

Cử tri và nhân dân phấn khởi về một số chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ để đóng tàu lớn vươn khơi đánh bắt hải sản và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, việc triển khai các giải pháp đồng bộ để hỗ trợ hỗ trợ ngư dân đóng mới và nâng cấp tàu còn rất chậm. Đề nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục hoàn thiện các quy định về thiết kế tàu, điều kiện, thủ tục về mức vay, thời hạn vay, lãi suất và hình thức cho vay phù hợp hơn với thực tế để ngư dân hiện đại hóa nhanh đội tàu, nâng cao hiệu quả đánh bắt và tiêu thụ sản phẩm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo