xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Loại bỏ bằng được công chức nhũng nhiễu

NGUYỄN QUYẾT

Đại biểu Quốc hội đề nghị việc đầu tiên cần làm ngay trong năm 2016 là phải loại bỏ bằng được những cán bộ, công chức nhũng nhiễu, trục lợi, yếu kém ra khỏi bộ máy nhà nước

“Quy định của pháp luật có tiến bộ đến đâu vẫn có thể bị vô hiệu hóa bởi hàng tá những “lệ làng”, nạn quan liêu, cửa quyền, thờ ơ và vô cảm của cán bộ, công chức…”. - đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) phát biểu thẳng thắn tại phiên thảo luận của QH về tình hình kinh tế - xã hội 2015 và kế hoạch năm 2016, ngày 2-11.

Sợ cái lắc đầu của chủ tịch tỉnh

ĐB Trần Khắc Tâm cho rằng Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội lớn khi gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, ông bày tỏ quan ngại: “Chín năm trước, khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), chúng ta cũng nói nhiều về cơ hội như thế. Có người còn bảo sau khi gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 8%-9% trong 10 năm liên tiếp; người thì nói Việt Nam sẽ sớm hóa rồng, hóa hổ. Nhưng thực tế lại khác, những tác động bất lợi bên ngoài và yếu kém bên trong đã nhiều phen làm chúng ta lao đao”.

 

Đại biểu Trần Khắc Tâm: Một cái lắc đầu của chủ tịch tỉnh cũng có thể tước cơ hội làm ăn của doanh nghiệp. Ảnh: Nguyễn Nam
Đại biểu Trần Khắc Tâm: Một cái lắc đầu của chủ tịch tỉnh cũng có thể tước cơ hội làm ăn của doanh nghiệp. Ảnh: Nguyễn Nam

 

Lý giải nguyên nhân sâu xa của việc này, ĐB Tâm cho rằng hội nhập hay đàm phán hàng loạt các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) vẫn chỉ như là việc của riêng Chính phủ chứ không phải việc của doanh nghiệp (DN), người dân và cán bộ công quyền. “Thật bất ngờ khi một điều tra gần đây cho thấy có đến 76% DN không biết gì về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và 60% nói AEC không ảnh hưởng đến mình” - ĐB Tâm dẫn chứng.

ĐB Tâm khẳng định những đạo luật như Luật DN, Luật Đầu tư là tiến bộ, đã tiệm cận với chuẩn mực chung của thế giới nhưng đáng buồn là chúng ta chưa có con người hội nhập. Ông bày tỏ: “Một cái lắc đầu của chủ tịch tỉnh, một cái xua tay của ông giám đốc sở, thậm chí sự chậm trễ, vòi vĩnh của một anh công chức hành chính cũng có thể tước đoạt cơ hội làm ăn của DN, người dân”.

Cũng bàn về công tác cán bộ, ĐBQH Lê Nam (Thanh Hóa) dẫn lại một ý kiến không thiện chí: “Việt Nam không chịu phát triển” để nhấn mạnh nếu dám nhận chỉ trích thì ý kiến đó cũng có cái đúng. Ông chỉ rõ hàng loạt yếu kém, điều mà Việt Nam chậm thay đổi: sản xuất tụt hậu; đời sống nông dân còn nhiều khốn khó; ngư dân loay hoay vay vốn đóng tàu; môi trường sống chậm cải thiện; tham nhũng nhiều…

Theo ông Nam, những yếu kém này cần phải mổ xẻ, làm rõ. “Chính phủ tổng kết 5 bài học kinh nghiệm nhưng tôi đề nghị bổ sung bài học thứ 6, đó là bài học về bản lĩnh, trách nhiệm của các bộ trưởng, các thành viên chính phủ và người đứng đầu các địa phương” - ĐB Nam kiến nghị.

Đồng tình, ĐB Tâm góp ý thêm: Sức nóng của TPP đang phả vào gáy chúng ta. Tôi tâm đắc với báo cáo của Thủ tướng và báo cáo thẩm tra của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế khi đặt ra việc đầu tiên cần làm ngay trong năm 2016 là phải loại bỏ bằng được những cán bộ, công chức nhũng nhiễu, trục lợi, yếu kém ra khỏi bộ máy”.

Đừng chọn người nói hay, làm dở

Bàn về vấn đề nguồn lực con người, ĐB Nguyễn Ngọc Hòa (TP HCM) phản ánh ngày nay, các bậc phụ huynh đầu tư rất lớn cho thế hệ trẻ, đặc biệt là những người tài giỏi được học bài bản ở nước ngoài. Tuy nhiên, chúng ta đã lãng phí nguồn lực quý báu này do thiếu cơ chế phù hợp để khai thác. “Trong thời gian qua, có 13 học sinh nhận học bổng của cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” đi du học, cuối cùng 12 cháu ở lại nước ngoài làm việc. Đây là ví dụ rõ nét cho thấy tình trạng lãng phí trong sử dụng nhân tài” - ông Hòa dẫn chứng.

ĐB Đỗ Văn Đương (TP HCM) lý giải trong khi chúng ta phát triển kinh tế thị trường thì việc tuyển dụng, đào tạo vẫn theo hướng cũ, chưa đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Có DN nhận hàng trăm hồ sơ sinh viên mới tốt nghiệp ra trường nhưng cho vào vận hành máy thì chỉ 1 người làm được. “Sinh viên ra trường gác bằng đại học đi làm thợ xây, phụ hồ, đánh giày, bán báo, thế thì đào tạo đại học làm gì cho lắm” - ĐB Đương đặt vấn đề.

ĐB Đỗ Văn Đương đề nghị từ 2016 phải giảm dần các trường đại học, mở rộng các trường đào tạo nghề thực hành để đào tạo con người nói được làm được. Các cơ sở dạy nghề phải liên kết với DN để tạo môi trường cho học sinh thực hành và ra trường làm được việc.

“Tôi đề nghị tuyển chọn công chức phải minh bạch, có tính cạnh tranh, thông qua đánh giá sản phẩm công vụ, cống hiến của họ mà xã hội nhìn thấy được. Đừng chọn người nói thì hay, làm thì dở, chỉ xoay xở tìm cách làm lãnh đạo. Đề nghị QH năm 2016 phải ban hành luật công vụ, xác định rõ chức danh, vị trí việc làm tạo điều kiện để tinh giản biên chế” - ĐB Đương đề xuất thêm.

 

Quản lý giá thuốc theo cơ chế thị trường

Chiều 2-11, Ủy ban Về các vấn đề xã hội (UBVCVĐXH) của QH tổ chức phiên họp thẩm tra chính thức dự thảo Luật Dược (sửa đổi) trước khi dự luật này được QH đưa ra thảo luận vào ngày 20-11.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, sau 10 năm, Luật Dược 2005 đã bộc lộ nhiều vướng mắc do một số quy định không còn phù hợp với giai đoạn mới. Vì vậy, Luật Dược (sửa đổi) tập trung vào nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và quá trình hội nhập quốc tế, trong đó có những thay đổi cơ bản so với luật hiện hành.

Ông Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm UBVCVĐXH, cho biết các thành viên của ủy ban cơ bản thống nhất với việc cần thiết phải ban hành Luật Dược (sửa đổi), tạo ra khung pháp lý mới cho quản lý giá thuốc theo cơ chế thị trường, nhà nước chỉ can thiệp khi cần bình ổn giá thuốc. Kết luận phiên thẩm tra, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm UBCVĐCQH, cho biết ủy ban cơ bản tán thành dự án luật lần này, nhất là việc quy định rõ chính sách ưu tiên đối với thuốc sản xuất trong nước, như:  chính sách đối với thuốc mua từ nguồn vốn nhà nước, quỹ BHYT, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các nguồn thu hợp pháp khác của các cơ sở y tế công lập; không chào thầu thuốc nhập khẩu có cùng nhóm tiêu chí kỹ thuật với thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng yêu cầu điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp.

Nguyễn Quyết

 

TP HCM kiến nghị kéo dài thời gian cai nghiện

Tại phiên làm việc cùng ngày, ĐB Đỗ Văn Đương thay mặt Đoàn ĐBQH TP HCM và cử tri TP đề nghị trong nghị quyết kinh tế - xã hội năm 2016, QH tiếp tục cho TP HCM thực hiện điểm 5 mục 3 Nghị quyết 77 về áp dụng xử lý đối với người nghiện ma túy nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả điều trị cho người nghiện; qua đó góp phần giữ gìn an ninh trật tự, giảm tội phạm, tạo môi trường cho người dân an tâm làm ăn.

 

ĐB Đỗ Văn Đương kiến nghị cho phép TP HCM kéo dài thời gian cai nghiện Ảnh: Nguyễn Nam
ĐB Đỗ Văn Đương kiến nghị cho phép TP HCM kéo dài thời gian cai nghiện Ảnh: Nguyễn Nam

 

Liên quan đến đề xuất này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết bộ đã báo cáo Chính phủ tại phiên họp tháng 10 và Chính phủ đã đồng ý báo cáo QH cho TP HCM tiếp tục kéo dài thực hiện Nghị quyết 77, đưa người cai nghiện vào trung tâm bảo trợ xã hội để thực hiện chức năng ban đầu; trên cơ sở đó hoàn thiện hồ sơ đưa vào trung tâm cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Trước đó, từ tháng 12-2014, TP HCM thực hiện tạm thời đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định trên địa bàn vào cơ sở xã hội. Đến nay, đã có 5.400 người nghiện ma túy được tập trung, nhờ đó, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được bảo đảm; số vụ trộm, cướp, cướp giật… giảm rõ rệt.

Do Nghị quyết 77 là nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, chỉ còn hơn 2 tháng nữa là hết năm 2015 nên TP HCM xin cơ chế để tiếp tục thực hiện.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo