xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Máy chém” trên phố

PHẠM DƯƠNG

Thật đau đớn phải chứng kiến những cái chết tức tưởi liên tiếp ngay trên đường phố bởi những tấm tôn sắc, vô tri vô giác.

Trong cuộc làm việc với UBND TP Hà Nội ngày 26-9 để kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ cho biết Thủ tướng đã rất lo lắng trước 2 vụ tai nạn liên tiếp do vận chuyển tôn trên đường phố cứa vào cổ người đi đường gây tử vong. Thủ tướng yêu cầu Hà Nội phải tìm giải pháp hữu hiệu để bảo đảm an toàn giao thông.

Người đứng đầu Chính phủ phải đích thân đề cập 2 trường hợp mất an toàn giao thông cụ thể giữa lúc dư luận không chỉ ở Hà Nội mà cả nước cùng bàng hoàng trước 2 vụ tôn cứa vào cổ nạn nhân trên đường phố. Người chịu trách nhiệm trước hết và lớn nhất tất nhiên là 2 người đã điều khiển phương tiện thô sơ chở những tấm tôn dẫn tới tai nạn chết người. Cả hai người chở tôn đã bị tạm giữ để điều tra và họ chắc chắn sẽ bị xử lý. Tuy nhiên, liệu chỉ có 2 người này phải chịu trách nhiệm về 2 vụ tai nạn tôn cứa cổ gây tử vong?

Nguy cơ mất an toàn giao thông của các phương tiện thô sơ như xe xích lô, ba gác, xe cải tiến, xe ba bánh tự chế… đã được “điểm mặt” từ hàng chục năm nay. Ngay từ năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 05 nhằm siết chặt quản lý hoạt động vận tải của xe thô sơ, xe máy, xe tự chế. Cũng từ đó đến nay, lực lượng chức năng, nhất là CSGT, ở Hà Nội, TP HCM… đã không biết bao lần ra quân để xử lý những loại phương tiện tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao này. Thế nhưng, gần 10 năm qua, nhìn lại vẫn thấy dư luận phải bức xúc với vấn nạn này mà đỉnh điểm là 2 vụ tai nạn vừa qua.

Tại hầu hết các giao lộ đông đúc ở những TP lớn như Hà Nội và TP HCM đều có các lực lượng như CSGT, thanh tra giao thông… Vậy vì sao những phương tiện chở hàng cồng kềnh gây nguy hiểm như trên vẫn đi qua hết con phố này tới con phố khác? Những lực lượng chức năng để 2 phương tiện chở tôn đi qua ở Hà Nội có phải chịu trách nhiệm trước 2 vụ tai nạn nghiêm trọng này?

Có thể thấy, nhu cầu vận chuyển những tấm tôn, thanh sắt… hay đồ đạc cồng kềnh phục vụ nhu cầu cuộc sống của người dân đô thị là thường xuyên và rất lớn. Song, không thể lấy đó để bao biện cho việc vi phạm luật giao thông cũng như việc lơ là, không làm tròn nhiệm vụ của lực lượng chức năng. Còn tư duy và hành xử như trên sẽ còn những “máy chém” di động trên đường phố.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo