xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Năng suất lao động: “Cuộc chiến” sống còn

Tô Văn Trường

Việt Nam hiện chưa thoát khỏi “vũng lầy” năng suất lao động thấp so với phần còn lại của thế giới

Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá sức mạnh của một nền kinh tế. Năng suất lao động ở nước ta chỉ bằng 1/5 so với Malaysia và 1/15 so với Singapore.

Nguyên nhân quá rõ ràng

Giảm tỉ lệ dân ở tuổi lao động sẽ ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển dựa vào 2 nhân tố: tăng dân số hoặc tăng năng suất lao động.

Cần mở nhiều trường đào tạo nghề để nâng năng suất lao động cho thanh niên Ảnh: TẤN THẠNH
Cần mở nhiều trường đào tạo nghề để nâng năng suất lao động cho thanh niên Ảnh: TẤN THẠNH

Việt Nam có tỉ lệ dân số vàng vào năm 2007 nhưng chỉ đến năm 2011 đã giao thoa, đến 2030 sẽ cân bằng già - trẻ. Đến năm 2035, Việt Nam thuộc các quốc gia có dân số già. Nhật Bản còn khốn khổ về dân số già, nếu là Việt Nam thì khó khăn chưa biết đến thế nào!

Năng suất lao động nói chung bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

Thứ nhất, tri thức và tay nghề của lao động. Giáo dục có thể nâng tri thức nhưng tay nghề thì cần giáo dục nghề nghiệp. Các trường dạy nghề thay vì được phát triển thì bị biến thành các trường đại học dạy tri thức chung. Vì vậy mà có nạn thừa thầy, thiếu thợ, mà nhiều nơi, thầy cũng không ra thầy, thợ không ra thợ.

Thứ hai, công cụ, nói chung là máy móc và kỹ thuật tiên tiến. Việt Nam chủ yếu vẫn nhập công cụ, máy móc lạc hậu, sử dụng nhiều nguyên- nhiên liệu và lao động nên giá thành đắt.

Thứ ba, thể chế cũng có ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động. Chúng ta quá dựa vào doanh nghiệp nhà nước, còn các nước phát triển chủ yếu dựa doanh nghiệp tư nhân. Hệ thống quản trị ở nước ta yếu kém nên khó phát triển.

Thứ tư, chính sách với công nhân. Trả lương quá thấp thì chỉ thu hút được lao động không chuyên. Xung đột với quản lý và đình công làm giảm sản lượng và tăng giá thành.

Giải pháp cũng không thiếu

Quá trình hội nhập có tác động rất lớn đến năng suất lao động. Việt Nam không thể quá khác biệt trong một thế giới phát triển. Hội nhập là thay đổi sao cho quốc gia không còn tách rời với cộng đồng thế giới và cộng đồng này cũng không thể hờ hững với Việt Nam.

Năng suất lao động là do các yếu tố như điều kiện tự nhiên và mô hình thể chế đem lại. Hiện nay, bộ máy nhà nước cồng kềnh, “ngốn” đến 35% nguồn thu ngân sách đang là rào cản tăng năng suất lao động. Chỉ có cải cách thể chế để tạo động lực cho nền kinh tế mới nâng cao được năng suất lao động.

Nếu “mổ xẻ” theo công thức tính năng suất lao động là tỉ lệ giữa GDP với số lao động thì suốt 30 năm đổi mới, Việt Nam mới chỉ giảm được 70% lao động nông nghiệp xuống 46% như hiện nay. Trong khi đó, ở các nước tiên tiến, số lao động nông nghiệp chỉ khoảng 5%. Năng suất lao động ở nông nghiệp nói chung là rất thấp vì số lao động dư thừa. Cho nên, muốn tăng năng suất lao động của xã hội nói chung thì phải mở rộng khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Để có năng suất lao động cao, phải chú ý đúng mức tới trình độ đội ngũ lao động trí thức và các chủ đầu tư vì họ là người hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo