xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngành thép Việt Nam phải bỏ cách “ăn xổi”

Trần Đại Dương

CÔNG NGHIỆP.- Nếu ngành thép phải nhập khẩu 80% phôi nguyên liệu thì sẽ mãi mãi lệ thuộc vào thị trường nước ngoài. Trong những năm qua, ngành thép phát triển không đồng bộ. Do sản xuất theo cách “ăn xổi”, các doanh nghiệp (DN) tập trung xây dựng quá nhiều nhà máy cán mà không phát triển thêm nhà máy nấu luyện phôi.

Bởi vậy, mỗi khi thị trường phôi nước ngoài biến động giá thì thị trường thép trong nước giá cũng tăng theo.

 

Từ tháng 9 giá thép sẽ tăng !

 

Hiện nay, cả nước có 14 nhà máy cán thép công suất lớn và hàng chục cơ sở cán nhỏ của tư nhân, tổng công suất cả nước lên đến  3,8 triệu tấn, so với nhu cầu công suất thừa 45%. Trong khi khâu cán thép phát triển như vậy thì khâu luyện phôi chỉ có 5 lò đúc thuộc 3 công ty thép quốc doanh là: Thái Nguyên, Đà Nẵng và Thép Miền Nam sản xuất mỗi năm được khoảng 400.000 tấn phôi, chỉ bằng 20% nhu cầu thị trường cả nước, do vậy 80% nhu cầu phôi còn lại phải nhập khẩu.

Hơn một năm qua, giá phôi nhập ổn định ở mức từ 173 - 197 USD/tấn, nhưng đến tháng 6-2002, giá phôi hợp đồng mua bán (giao hàng trong tháng 9) đã tăng lên đến 232 USD/tấn.

Hiện tại, giá thép xây dựng các nhà máy bán ra trên thị trường TPHCM vẫn còn ổn định ở mức thấp là nhờ có nguồn phôi nguyên liệu nhập từ trước tháng 5. Nhưng đến tháng 9, khi nguồn phôi mới về với giá 232 USD/tấn, cao hơn hiện nay 35 USD/tấn, thì thép thành phẩm các công ty bán ra cũng sẽ tăng thêm khoảng 535.000 đồng/tấn. Giá thép tăng đột biến sẽ làm cho hàng loạt công trình xây dựng về dân dụng, công nghiệp, giao thông... bị đội giá thành, phát sinh thêm vốn đầu tư, tác động xấu đến đời sống xã hội và kinh tế đất nước.

 

Cần có chính sách ưu đãi sản xuất phôi

 

Ông Đặng Huy Hiệp, Trưởng Phòng Kế hoạch - Kinh doanh Công ty Thép Miền Nam, nhận định: Thép là một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế, nếu không phát triển được khâu sản xuất phôi (nguyên liệu đầu vào) thì khâu cán, kéo thép cũng sẽ khó phát triển ổn định.

 

Việc xây dựng  nhà máy sản xuất phôi cần vốn lớn nhưng thu hồi vốn chậm nên khó thu hút đầu tư. Trước đây, một số nhà đầu tư cũng đã có kế hoạch xây dựng nhà máy luyện nhưng vì thấy chính sách Nhà nước thiếu quan tâm nên họ chuyển sang làm cán, kéo. Chẳng hạn, trước đây Công ty Liên doanh Thép VINA  KYOEI đã lập dự án đầu tư nhà máy luyện công suất 300.000 tấn/năm, nhưng vì thấy chính sách Nhà nước thiếu ưu đãi nên họ không thực hiện, mà chỉ xây dựng nhà máy cán thép.

 

Để bảo hộ ngành sản xuất phôi, mới đây, Bộ Thương mại đề nghị Chính phủ cho tăng thuế nhập khẩu phôi từ 7% lên 10% kể từ ngày 1-10-2002. Nhưng hiện nay, do giá phôi trên thế giới đang lên cao, nếu cho tăng thuế lúc này sẽ bất lợi cho ngành xây dựng và nhiều ngành kinh tế khác.

 

Có thể đúc phôi từ phế liệu

 

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành, Việt Nam không nên khai thác quặng để đúc phôi. Bởi quặng Việt Nam thường nằm ở độ sâu 600 mét nên chi phí khai thác rất cao so với nhiều nước có mỏ lộ thiên như Úc, Ucraina, Nga... Vì vậy, nếu khai thác quặng trong nước sẽ tốn kém hơn so với nhập khẩu. Do đó đã có nhiều ý kiến cho rằng, việc đầu tư nhà máy sản xuất phôi chỉ dừng ở khâu nấu, đúc phôi từ thép phế liệu nhập khẩu. Đồng thời, các nhà máy luyện cần được xây dựng kết hợp với nhà máy cán để tận dụng nhiệt luyện, giảm chi phí giá thành. Các nhà máy luyện cần đặt ở những vị trí gần cảng biển để tàu chở phế liệu trọng tải lớn trên 50.000 tấn vào bốc xếp hàng dễ dàng. Mặt khác, để thu hút đầu tư vào khâu luyện, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi như: tính giá điện ổn định ở mức thấp hơn 5 cents/KWh, tăng thuế nhập khẩu phôi, có nguồn vốn đầu tư dài hạn, lãi suất thấp cho các nhà máy luyện thép... 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo