xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghịch lý đào tạo y - dược

PGS-TS NGUYỄN HOÀI NAM (Trường ĐH Y Dược TP HCM)

Ngày hôm qua, đọc báo thấy có một sự kiện gây nhiều ý kiến trái chiều: Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được cho phép đào tạo ngành y và ngành dược bậc ĐH, chúng tôi - những người vừa là thầy thuốc vừa là thầy giáo - giật mình, không biết nên mừng hay nên lo.

Có lẽ là lo nhiều hơn mừng bởi trong vòng vài năm gần đây, hàng chục trường y khoa và hàng chục khoa y nằm trong các trường ĐH đã ra đời nhưng cơ sở vật chất, đặc biệt là các bộ môn khoa học cơ sở như giải phẫu, sinh lý học, sinh lý bệnh, y đức…, thì không có hoặc không hoàn thiện, kể cả đội ngũ giảng viên. Với những bộ môn này, ngay cả ở những ĐH y khoa lớn, tuổi đời cả trăm năm vẫn phải trong tình trạng ăn đong, chạy bữa tìm từng giảng viên. Một người đến bốn người đi do chế độ lương và đãi ngộ không hợp lý thì đào đâu ra nhân sự tốt!

Việc tìm bệnh viện thực hành cũng rất phức tạp. Người viết bài này từng chứng kiến cảnh gần 50 sinh viên khám cho một bệnh nhân bị bệnh tim; lúc đầu, khi chuyển từ tuyến dưới lên, người bệnh rất vui vì được các bác sĩ khám bệnh liên tục, hơn hẳn cảnh khám một lần mỗi ngày lúc nằm ở tuyến dưới. Nhưng sang ngày thứ hai, bệnh nhân phải quay mặt vào tường giả vờ ngủ, đắp chăn kín mít dù trời nóng hầm hập vì lý do duy nhất là được các bác sĩ thực tập khám quá nhiều, chịu hết nổi!

Còn về chất lượng đào tạo, chúng ta đều biết ở các nước trên thế giới, y khoa là đỉnh cao cho trí tuệ vì đối tượng hành nghề của y học không phải là thiên nhiên, không phải là máy móc mà là con người. Nếu không được đào tạo tốt thì lợi bất cập hại. Bác sĩ không thể khám và chữa bệnh tốt khi mà học nghề y chỉ 2 ngày trong tuần và thực tập tại bệnh viện vào ban đêm như một trường ĐH y khoa mới mở hiện nay đang làm.

Trào lưu toàn dân xây bệnh viện đang lắng xuống vì sự thua lỗ và lãng phí do chạy theo phong trào và không có bệnh nhân khám, điều trị thì nay phong trào mở khoa y, mở ĐH y khoa lại đang được khởi xướng.

Không thể viện cớ nhu cầu khám chữa bệnh tăng, hiện đang thiếu nhiều bác sĩ mà quên đi chất lượng khám và chữa bệnh. Theo thống kê, nước ta hiện có 7 bác sĩ cho 10.000 dân trong khi ở Thái Lan chỉ có 4 bác sĩ cho 10.000 dân. Nhưng có ai dám bảo nền y tế Thái Lan thua nền y tế Việt Nam và người dân Thái Lan được chăm sóc sức khỏe kém người Việt Nam hay không?

Những người có trình độ cao khi bắt đầu đi học y khoa rất kỳ vọng vào một chương trình đào tạo bài bản, đủ chất lượng để khi ra trường có được kiến thức tốt nhằm phục vụ bệnh nhân và nghiên cứu khoa học. Nếu không được như vậy thì sẽ gây ra sự thất vọng và lãng phí lớn về mặt trí tuệ.

Phải thận trọng, nhất là đối với sức khỏe và tính mạng con người, nếu không thì sự lãng phí sẽ tiếp tục tái diễn như những phong trào nuôi cá trê phi, chim cút, ốc bươu vàng… từng để lại hậu quả cay đắng. Lẽ nào những bài học giản đơn như thế mà học mãi không thuộc...?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo