xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngồi tù mấy chục năm lấy đâu ra chứng từ?

Bài và ảnh: Thế Dũng

Ngày 20-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước (sửa đổi)

Cho ý kiến về dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga dẫn chứng nhiều vụ án oan như ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình), ông Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận), ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang)... và đề nghị cơ quan soạn thảo nêu rõ việc quy định các trường hợp được bồi thường trong luật, tránh trường hợp người đáng được bồi thường lại không được bồi thường. “Có trường hợp thời gian kéo dài, án oan lớn nhưng chỉ xin lỗi công khai trong 2 phút nên dư luận phản ứng, cho rằng xin lỗi hình thức, chiếu lệ” - bà Nga nói.


Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga góp ý cho dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước (sửa đổi)

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga góp ý cho dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước (sửa đổi)

Đáng chú ý, về thủ tục yêu cầu bồi thường, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho rằng yêu cầu đặt ra là người bị án oan muốn bồi thường phải chứng minh được thiệt hại, có hóa đơn, chứng từ... là không khả thi. “Trong mấy chục năm người ta chịu án oan ngồi tù, gia đình cũng khốn đốn thì lấy đâu ra hóa đơn chứng từ để chứng minh, vậy luật có giải quyết được thực tế này không?” - bà Nga đặt vấn đề. Người dân bức xúc vì số tiền nhà nước bỏ ra bồi thường quá lớn, vậy trách nhiệm bồi hoàn của người làm sai như thế nào?

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho rằng tuy bồi thường nhưng nhiều khi không khôi phục được quyền lợi của người bị hại. Trường hợp buộc thôi việc, sau đó có quyết định bồi thường, khôi phục công việc nhưng họ đã bỏ lỡ cơ hội được đề bạt, bổ nhiệm. Trong dự luật không có quy định lấp được khoảng trống này.

Trước băn khoăn của bà Lê Thị Nga, đại diện cơ quan soạn thảo dự luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận: “Về việc luật có giải quyết tất cả vấn đề trên hay không, bộ trưởng không dám hứa. Khi làm luật và đưa luật vào thực tế đều xảy ra trường hợp tổ chức thi hành chưa tốt nên có khoảng cách giữa nội dung và thực tiễn”.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng với những thiệt hại về vật chất tính dễ hơn nhưng thiệt hại về tinh thần cũng có cách tính toán và ban soạn thảo cố gắng đưa ra tiêu chí để lượng hóa các thiệt hại để đền bù. Về trách nhiệm bồi hoàn, ông Long nhấn mạnh công chức gây thiệt hại thì phải bồi hoàn song dự luật cũng thiết kế bảo đảm sự hợp lý để người gây thiệt hại bồi thường nhưng không quá kinh khủng đến mức người ta không dám làm gì.

Tham gia giải trình, ông Tống Anh Hào, Phó Chánh án TAND Tối cao, cho biết những trường hợp cụ thể về bồi thường oan sai giải quyết chậm và có vướng mắc không phải do quy trình và quy định về pháp luật mà do vướng trong việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Khó nhất là khi người bị thiệt hại không chứng minh được thiệt hại.

Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Hữu Thể đánh giá quy định chưa rõ nội dung bồi thường nên tạo ra sự bất nhất giữa cơ quan bồi thường và người được bồi thường; cách thức, thủ tục, mức tính không thống nhất. “Nói ra thì xấu hổ, bảo “cò kè bớt một thêm hai” nhưng chúng ta cần có quy định thật chuẩn để cơ quan nhà nước căn cứ vào đó tính toán mức bồi thường” - ông Thể bày tỏ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo