xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người nghiện lang thang, trung tâm lại ế

Bạch Đằng

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số người nghiện mỗi năm đều tăng. Đặc biệt, trong năm 2014, người nghiện tăng hơn 17% so với năm 2013. Trong đó, rất nhiều người không nơi cư trú

Vấn đề cai nghiện đang được đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, đề án “Đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020” - được kỳ vọng sẽ phát huy hiệu quả - dù đã phê duyệt từ tháng 12-2013 nhưng vẫn còn rất ít địa phương triển khai thực hiện.

15 trung tâm không học viên

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) tại hội nghị giao ban công tác phòng chống tệ nạn xã hội năm 2015, cả nước hiện có trên 204.000 người nghiện ma túy, tập trung nhiều ở Hà Nội, TP HCM và Sơn La. Đa số người nghiện sử dụng heroin nhưng gần đây, việc sử dụng ma túy tổng hợp có chiều hướng gia tăng.

Người nghiện lang thang bị thu gom đưa về cơ sở Bình Triệu, TP HCM  Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Người nghiện lang thang bị thu gom đưa về cơ sở Bình Triệu, TP HCM Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Hiện cả nước có tới 110 trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động - xã hội và quản lý sau cai do nhà nước quản lý. Các trung tâm này đang quản lý và cai nghiện cho 23.477 người. Con số này chỉ nhỉnh hơn 10% so với số người nghiện hiện nay nên đã dẫn đến tình trạng nhiều trung tâm không có học viên. Cụ thể, có tới 15 trung tâm không có học viên, 38 trung tâm có số lượng học viên dưới 50 người.

Lý giải về tình trạng người nghiện lang thang nhiều trong khi trung tâm cai nghiện thì ế, hầu hết các địa phương đều cho rằng còn quá nhiều rào cản để đưa họ vào trung tâm. Trong đó, rào cản lớn nhất chính là kinh phí và các vướng mắc trong việc thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực cai nghiện ma túy.

Theo ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, chúng ta đặt vấn đề quá cao trong việc xác định tình trạng nghiện, làm nhiều test, đặt nhiều áp lực trên vai cán bộ y tế. Bên cạnh đó, ông Phong cho rằng một trong những bất cập lớn nhất là người nghiện từ 12 đến dưới 18 tuổi lẽ ra phải được quan tâm chăm lo nhiều hơn nhưng hiện vẫn áp dụng theo Luật Phòng chống ma túy.

Ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, đã nêu ra hàng loạt khó khăn, vướng mắc trong công tác tiếp nhận và quản lý người nghiện không nơi cư trú ổn định, như: thế nào là cư trú ổn định vẫn chưa có một định nghĩa chính, gây nhiều khó khăn cho việc xác định nơi cư trú của người nghiện.

“Những người nghiện lâu năm, đã qua nhiều nơi ở, đến từ các tỉnh, thành khác khai không đúng sự thật, TP HCM mất rất nhiều thời gian xác minh nơi cư trú nên chậm trễ. Có trường hợp đã hết thời hiệu áp dụng, phải hủy quyết định đưa vào cơ sở xã hội đối với người nghiện” - ông Thuận dẫn chứng.

Theo ông Thuận, việc điều trị nghiện bằng Methadone trong thời gian tới có thể gặp nhiều khó khăn khi nguồn viện trợ từ các tổ chức quốc tế sẽ bị cắt. Việc điều trị Methadone sẽ phải thực hiện bằng nội lực của địa phương và rất khó tìm kinh phí.

Xem người nghiện như bệnh nhân

Ông Nguyễn Xuân Lập, Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ LĐ-TB-XH, cho rằng để tháo gỡ những khó khăn nêu trên, địa phương cần chú trọng thực hiện các công việc trọng tâm, như: xây dựng và trình Chính phủ ban hành các nghị định sửa đổi, bổ sung thủ tục đối với công tác cai nghiện bắt buộc và nghị định về cai nguyện ma túy tự nguyện.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai đề án “Đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020”. Đây là đề án được Chính phủ phê duyệt từ tháng 12-2013, có những thay đổi sâu sắc trong nhận thức và hành động đối với việc cai nghiện ma túy, như: cơ sở khoa học chứng minh nghiện ma túy là một căn bệnh mạn tính của não; xem người nghiện là người bệnh cần được điều trị lâu dài trong cộng đồng, chứ không phải người xấu cần bị cách ly.

Việc đẩy nhanh tiến độ đề án gắn với những nhiệm vụ chính như: thúc đẩy chuyển đổi các trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động - xã hội thành cơ sở điều trị tự nguyện; đẩy mạnh việc thành lập các điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện tại cộng đồng, trong đó chú trọng cấp phát thuốc Methadone. Sau cùng là ban hành chương trình khung và tổ chức đào tạo cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy nhằm chuẩn hóa đội ngũ trong lĩnh vực này.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, cho rằng về lâu dài, việc cai nghiện sẽ đi theo hướng đổi mới của đề án. Người nghiện sẽ được xem là bệnh nhân, cần được điều trị. Điều này đồng nghĩa với việc trừ phi người nghiện vi phạm luật, sẽ không còn phán quyết nào của tòa án với họ nữa. Các thủ tục tòa án hiện tại chỉ là một bước quá độ mà thôi.

Chưa khuyến khích cai nghiện tự nguyện

Ông Đặng Thuần Phong cho biết việc cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng hiện chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của địa phương.

Đến nay, mới chỉ có 31/63 tỉnh, thành có kế hoạch triển khai đề án đổi mới công tác cai nghiện. Trong đó, chỉ có 9/31 tỉnh, thành tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng. Trong khi cai nghiện bắt buộc có tỉ lệ tái nghiện cao thì hiện cũng chưa có chính sách nào khuyến khích ưu tiên cho cai nghiện tự nguyện.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo