xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều cái thua lớn hơn bóng đá

Quang Huy

Dư luận trong nước lại ồn ào về trận Việt Nam vừa thảm bại trước Thái Lan ở vòng loại thứ 2 World Cup 2018 khu vực châu Á. Bao giờ cũng vậy, kẻ thua cuộc phải chịu tiếng bấc tiếng chì.

 

img

Nên xem thất bại ấy là điều rất bình thường vì trong 20 năm qua, chúng ta giao đấu chính thức với Thái Lan 20 trận, trong đó chỉ thắng được 2 trận. Nay thêm trận thua nữa thì có gì mà buồn!

Có đáng tiếc chăng là tiền của bao năm qua đã đổ cho bóng đá nam rất nhiều mà vẫn chưa thoát khỏi ao làng, trong khi bóng đá nữ được đầu tư nhỏ giọt thì lại dẫn đầu Đông Nam Á.

Nhưng cũng nên quên những điều ấy đi và hãy thôi chì chiết vì đó chỉ là trò chơi. Chớ so bì sự hơn - kém của một đất nước, một dân tộc qua sân cỏ.

Có những cái thua lớn hơn buộc người Việt phải nhớ, đó là chúng ta đang bị nhiều nước trong khu vực bỏ xa dù khi xuất phát điểm họ chỉ ngang bằng, thậm chí lạc hậu hơn ta rất nhiều.

Hơn 40 năm trước, nhà lập quốc Singapore Lý Quang Diệu nhìn sang Việt Nam mà mơ ước. Nay thì họ đã vượt qua Đức để chiếm vị trí số 1 trong cuộc bầu chọn “Thương hiệu quốc gia mạnh nhất” của năm 2015 (theo International Business Times ngày 15-10). Cuộc bầu chọn này do hãng nghiên cứu Brand Finance (Anh) thực hiện trên 100 quốc gia, dựa trên 3 yếu tố là đầu tư, xã hội và chất lượng hàng hóa - dịch vụ. Đừng hỏi Việt Nam ở đâu trong cuộc bầu chọn này!

Khoảng 30 năm trước, Hàn Quốc xem ô tô, tivi, điện thoại di động là xa xỉ phẩm. Vậy mà cuộc chuyển mình thần kỳ trong chừng ấy năm đã tạo dựng được những thương hiệu nức tiếng thế giới như Samsung, Hyundai, LG... Công nghiệp ô tô và điện tử của họ hiện nằm ở nhóm dẫn đầu thế giới; trong khi ta thì 20 năm vẫn chưa rõ hình hài công nghiệp ô tô còn ngành điện tử thì xem như đã “chết” từ lâu.

Hồi cuối tháng 8-2015, tại hội thảo “Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015-2035”, Tổng cục Thống kê công bố số liệu: GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 đạt 2.052 USD, dù gấp 21 lần năm 1990 nhưng chỉ bằng với Malaysia năm 1998, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010. GDP bình quân đầu người năm 2014 của Việt Nam bằng 3/5 của Indonesia, 2/5 của Thái Lan, 1/5 của Malaysia, 1/4 của Hàn Quốc và chỉ 1/27 của Singapore.

Phải 30-35 năm nữa ta mới bắt kịp Hàn Quốc, 25 năm mới kịp Malaysia và 20 năm mới kịp Thái Lan, với điều kiện các nước này phải… đứng im (!).

Mới nhất, Viện Năng suất Việt Nam dẫn số liệu từ Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết năng suất lao động của nước ta nằm ở nhóm thấp nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đến năm 2038 mới bắt kịp Philippines và đến năm 2069 mới bắt kịp Thái Lan.

Và nữa, trong bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới do tạp chí Times Higher Education (Anh) và tổ chức Thomson Reuters thực hiện, không có trường đại học nào của Việt Nam lọt vào nhóm 800 đại học hàng đầu thế giới.

Đó mới là những cái thua đáng nhớ và đáng hổ thẹn, để thức tỉnh mình và biết cần phải đầu tư vào đâu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo