xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều mưu đồ của Trung Quốc bị dập tắt

DƯƠNG NGỌC thực hiện

Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở La Hay - Hà Lan đã chặn đứng dã tâm của Trung Quốc, đó là mở rộng các bãi đá lấn chiếm trái phép và ngăn cản ngư dân Việt Nam đánh cá trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa

Tiến sĩ - luật sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Phát triển, khẳng định về tính pháp lý của phán quyết Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 sau vụ kiện của Philippines đối với yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc.

Tháng 3-2016, tàu cá QNg 90319 của ông Phạm Nguyên (ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) bị tàu Trung Quốc cướp cá và ngư lưới cụ, gây thiệt hại nặng nề Ảnh: TỬ TRỰC
Tháng 3-2016, tàu cá QNg 90319 của ông Phạm Nguyên (ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) bị tàu Trung Quốc cướp cá và ngư lưới cụ, gây thiệt hại nặng nề Ảnh: TỬ TRỰC

Phóng viên: Trung Quốc vẫn một mực tuyên bố không chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng tài. Ông có thể phân tích tính pháp lý của phán quyết này?

- Tiến sĩ - luật sư Hoàng Ngọc Giao: Theo quy định ở Phụ lục VII của UNCLOS 1982, đây là vụ kiện tòa có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục trọng tài bắt buộc nên dù Trung Quốc không tham gia vụ kiện, phán quyết vẫn có ý nghĩa bắt buộc về mặt pháp lý bất kể Trung Quốc có công nhận hay không.

img

Trung Quốc luôn tuyên bố tòa xem xét vụ kiện này liên quan đến chủ quyền lãnh thổ nên không có thẩm quyền. Tuy nhiên, tòa cũng đã công bố rất rõ ràng là tòa không xem xét vấn đề chủ quyền, không xem xét việc phân định về chủ quyền hay quyền chủ quyền của Philippines và Trung Quốc trong vụ kiện. Tính pháp lý của vụ kiện như vậy đã được khẳng định rõ. Từ trước khi phán quyết được công bố cho đến nay, các nước lớn trên thế giới đều lên tiếng khẳng định Trung Quốc có nghĩa vụ phải tuân thủ. Đây là quan điểm nhất quán về mặt pháp lý cũng như chính trị.

Vậy những căn cứ nào để tòa bác bỏ luận điệu của Trung Quốc liên quan đến yêu sách “đường 9 đoạn”?

- Tòa đã nêu rất rõ rằng Trung Quốc đưa ra yêu sách về “đường 9 đoạn” dựa vào quyền lịch sử của Trung Quốc đối với vùng biển này khi sử dụng, khai thác và có chủ quyền đến hàng ngàn năm nay. Sau khi nghiên cứu tất cả căn cứ pháp lý, lịch sử để bảo đảm UNCLOS 1982, tòa tuyên bố không có bất kỳ một cơ sở pháp lý nào cho thấy Trung Quốc có quyền lịch sử với vùng biển này.

Trong Công ước chỉ có một điều duy nhất nhắc đến danh nghĩa quyền lịch sử. Đó là những điều áp dụng khi có các tranh chấp liên quan đến các vịnh ven bờ (vịnh là vùng nước kín bao bọc bởi 3/4 là đất liền, nằm ở ranh giới giữa 2 quốc gia, cửa vịnh không được quá 24 hải lý). Với danh nghĩa quyền lịch sử, các quốc gia có thể có các yêu sách về quyền đánh cá, truyền thống lịch sử... và có thể phát sinh tranh chấp. Như vậy, quyền lịch sử chỉ áp dụng với các vịnh, không thể áp dụng với cả vùng biển như biển Đông.

Biển Đông còn là vùng biển nửa kín, có tuyến hàng hải quốc tế thông thương từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương, Trung Quốc lập lờ muốn vận dụng quyền lịch sử nhưng rõ ràng là không thể.

Phán quyết có lợi cho các nước nhỏ ven biển Đông, trong đó có Philippines và Việt Nam?

- Phán quyết này không chỉ có lợi cho các nước ven biển Đông mà còn khẳng định công lý quốc tế. Với những gì đã hành động và tuyên bố, Trung Quốc tỏ rõ đang thực hiện mưu toan quấy rối và viết lại luật quốc tế về biển. Phán quyết này một lần nữa nhắc nhở, cảnh tỉnh Trung Quốc không thể làm thế.

Phán quyết khẳng định luật chơi quốc tế được định hình từ năm 1982. Trung Quốc không có quyền ngăn cản tự do hàng hải, hàng không, bảo đảm vận chuyển hàng hóa từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương không bị cản trở. Đây là điều rất nhiều quốc gia ở cả châu Âu, châu Mỹ và châu Phi đều mong muốn. Tổng giá trị hàng hóa vận chuyển hằng năm đi qua biển Đông lên tới 5.000 tỉ USD.

Các quốc gia như Indonesia, Malaysia, Việt Nam... có thể vững tin để thực thi quyền theo UNCLOS 1982 đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Phán quyết này có phù hợp với Tuyên bố ngày 5-12-2014 của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa Trọng tài?

- Việt Nam quan tâm nhất đến việc làm sao để phán quyết này không ảnh hưởng đến chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và không thể được Philippines sử dụng để khẳng định chủ quyền đối với một số bãi, đảo đá ở Trường Sa gây ảnh hưởng đến quyền lợi của Việt Nam.

Tòa đã xác định không xem xét những vấn đề về phân định biên giới trên biển, ranh giới biển cũng như chủ quyền đối với đảo, bãi đá ở Trường Sa. Do đó, dù tòa có phán quyết như thế nào thì sau này, giữa Việt Nam và Philippines hay các nước trong khu vực biển Đông, khó có quốc gia nào có thể lấy đó làm căn cứ để cho rằng đó là sự thừa nhận về chủ quyền đối với bãi, đảo đá nào đó.

Với việc xác định các thực thể tranh chấp ở biển Đông quá nhỏ để Trung Quốc sử dụng tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, phán quyết cũng dập tắt sự mở rộng ra các vùng biển từ các thực thể mà Trung Quốc xâm phạm trái phép, ảnh hưởng đến tự do đi lại trên không, trên biển cũng như quyền đánh cá của ngư dân Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.

Trong tương lai, phán quyết này cũng có ý nghĩa đối với các thực thể mà Trung Quốc đang đẩy mạnh cải tạo ở biển Đông sau khi cưỡng chiếm của Việt Nam ?

- Chắc chắn là như vậy. Đây là những thực thể, cấu trúc tự nhiên gồm bãi ngầm, nửa nổi nửa chìm, đá nổi nhưng không có điều kiện cho người sinh sống... Tòa đã phán quyết những cấu trúc này không thể có quy chế pháp lý theo UNCLOS 1982. Với những bãi ngầm, Trung Quốc có tôn tạo lên thành đảo nhân tạo cũng không có ý nghĩa gì về mặt pháp lý, không thể mở rộng ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Thậm chí, những đảo chìm cũng không thể có vùng lãnh hải 12 hải lý.

Những phán quyết của tòa trên cơ sở Công ước cũng như trên cơ sở thực tế các thực thể trước khi Trung Quốc có những hành vi xây dựng, xâm lấn trái phép và trong tương lai, cũng không thể có quy chế pháp lý cho những thực thể này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo