xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những câu hỏi đau lòng

Phạm Hồ

Vụ một “quan” giao thông cấp huyện ở tỉnh Tiền Giang giải cứu xe “vua” vừa được phanh phui đã phơi bày toàn bộ thực trạng bảo kê xe tải tồn tại nhiều năm qua. Ai cũng biết vấn nạn này gây bao hệ lụy nhưng sao không xử lý dứt điểm được?

Tuần qua, Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu doanh nghiệp (DN) vận tải phải giảm giá cước khi giá xăng dầu giảm sâu trong thời gian dài. Nguyên nhân còn rất nhiều DN không chịu giảm cước, ngoài sự tham lam, trục lợi thì điều họ khó nói và cùng hiểu với nhau là có quá nhiều chi phí vô danh mà một trong những chi phí đó là chung tiền cho các lực lượng chức năng để “mua” đường. Chi phí này rất lớn và đố ai dám chậm trễ hay kỳ kèo trả giá. Biện pháp hay nhất để lấy lại chi phí này chính là chở quá tải và tăng giá cước.

Cùng thời gian này, dư luận đặt câu hỏi tại sao DN ngang nhiên lấp vịnh Nha Trang trong cả thời gian dài mà không ai xử lý? Rừng ở đèo Hải Vân bị nhiều người ngang nhiên xẻ “thịt” xây biệt thự nhưng chính quyền địa phương mù tịt mấy năm trời...? Chẳng có gì là không biết nhưng những DN, người liên quan có cách làm cho mọi việc được thực hiện. Đó là những chi phí vô danh, DN chẳng dại gì bỏ ra mà không lấy vào. Cách hay nhất chính là lấy được mặt bằng mà không phải bỏ tiền ra mua hoặc đền bù, giải tỏa. Hậu quả, người dân mất đi quyền thụ hưởng từ những mảnh đất công này. Còn rất nhiều vụ việc tương tự xảy ra hằng ngày, ai cũng biết, chỉ có các cơ quan chức năng liên quan là “không biết”.

Những câu chuyện trên chỉ xảy ra khi một bộ phận cán bộ công chức tham lam, bất chấp để trục lợi. Hành vi trên gây ra những hậu quả rất lớn, trước hết là các chính sách xã hội mang lợi ích đến số đông người dân bị triệt tiêu. Thứ đến, lòng tin vào đội ngũ cán bộ, công chức sẽ mất và lúc đó dễ dẫn đến sự chống đối của người dân như rất nhiều vụ việc xảy ra trong thời gian qua.

Xây dựng đội ngũ công chức mẫn cán, trong sạch là điều bất cứ mô hình xã hội nào cũng hướng đến. Chính nó sẽ làm chính sách vì dân được thực thi tốt đẹp. Thời vua Lê Thánh Tông, hàng loạt chính sách trị quan tham được thực thi. Chỉ tham ô chục lạng bạc là có thể bị bêu đầu; ngược lại cân nhắc, ưu ái người thanh bạch, được việc.

Hàng loạt quốc gia phát triển từ Âu sang Á đã thực thi chính sách tương tự từ bao năm qua. Không phải ngẫu nhiên mà trong hồi ký của mình, cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu chỉ rõ phải xây dựng bằng được đội ngũ công chức mẫn cán, chấp nhận trả họ mức lương cực cao. Và tất nhiên, bên cạnh đó phải nghiêm trị kẻ cơ hội, tham nhũng.

Câu chuyện bảo kê xe “vua” như trên rất điển hình: tham nhũng hiện dễ thấy nhưng khó trị. Đáng buồn là điều này ngày càng phổ biến nhưng vì nhiều lý do mà các cơ quan chức năng hoặc đã né tránh hoặc đã chấp nhận nó. Nhưng dẫu thế nào thì hậu quả cũng rơi xuống đầu người dân và mọi nỗ lực của họ nhằm cải tiến xã hội bị “bào mòn”, kém hiệu quả.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo