xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Nóng" chuyện đạo đức công vụ

Bài và ảnh: TRƯỜNG HOÀNG

Phải có Luật Đạo đức công vụ, phải mạnh tay sa thải cán bộ yếu kém… là những đề xuất được lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TP HCM đặt ra

Ngày 2-6, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM tổ chức tọa đàm khoa học "Nâng cao trách nhiệm thực hiện chuẩn mực đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức tại TP HCM".

Cán bộ tự coi mình là chủ

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Phạm Chánh Trực, nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP HCM, nói hiện nhiều nơi xảy ra bức xúc của nhân dân đối với tinh thần trách nhiệm và cách hành xử của cán bộ, công chức, viên chức. Chẳng hạn, Thủ tướng đã ra lệnh đóng cửa rừng và được cả nước hoan nghênh nhưng rừng vẫn bị tàn phá; rồi tình trạng khai thác khoáng sản được Chính phủ yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt nhưng bộ, ngành và các tỉnh, thành có liên quan cứ thế cho khai thác cát tràn lan...

Nóng chuyện đạo đức công vụ - Ảnh 1.

Ông Phạm Chánh Trực trao đổi với Phó Bí thư Thành ủy TP HCM Võ Thị Dung bên lề buổi tọa đàm

Đặc biệt, ông Trực cho rằng đến nay vẫn có nhiều tỉnh, thành xin ngân sách trung ương là điều đáng suy nghĩ. Càng nhức nhối hơn khi ngân sách xin về để xây dựng những công trình không hiệu quả như quảng trường hoành tráng và sau đó là hầu như bỏ không; những dự án thua lỗ kéo dài như ở Vinashin, Vinalines...

"Còn tại TP HCM cũng không thiếu những cán bộ, công chức vô tâm, vô cảm mà báo chí đã từng phản ánh" - ông Trực nói. Đặt ra câu hỏi vì sao cán bộ, công chức, viên chức thiếu trách nhiệm thực hiện chuẩn mực đạo đức công vụ như vậy, ông Phạm Chánh Trực nói trước hết là do nhận thức kém về vai trò, trách nhiệm của nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ.

Cụ thể, theo ông Trực, nhiều trường hợp khi duyệt thu hồi đất, người cán bộ tự xem mình là chủ chứ không phải là người quản lý dẫn đến người dân khiếu nại kéo dài, dư luận xã hội bất bình. Mặt khác, tầm nhìn của nhiều cán bộ lãnh đạo còn hạn chế, phát triển chạy theo bề rộng, số lượng lớn, phô trương hình thức, thiếu quan tâm chất lượng, chiều sâu. Ngành nông nghiệp là điển hình của tầm nhìn và nhận thức sai lầm này đến nỗi khi nhìn lại thì hóa chất độc hại tràn lan, thực phẩm bẩn khó ngăn chặn được...

Để phục vụ lợi ích của nhân dân, hết lòng phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, ông Phạm Chánh Trực đề nghị Đảng bộ và chính quyền TP cần đặt ra và giải quyết những vấn đề thực tế như: xây dựng môi trường lành mạnh, đấu tranh quyết liệt ngăn chặn nhóm lợi ích lũng đoạn; đổi mới quản lý điều hành, siết chặt kỷ cương, xây dựng cơ chế hoạt động của bộ máy hành chính công khai, minh bạch, dân chủ; nỗ lực rèn luyện đội ngũ cán bộ đảng viên, công chức thật sự là công bộc của dân; xây dựng hệ thống kiểm tra giám sát hoạt động nhà nước của nhân dân... "Đổi mới hoạt động bộ máy chính quyền các cấp, đề bạt cán bộ công khai dân chủ. Mạnh dạn sa thải những cán bộ quan liêu, yếu kém để làm sạch và mạnh bộ máy… là việc phải làm ngay" - ông Trực đề xuất.

Phải luật hóa

Theo ông Nguyễn Văn Phụng, Bí thư Huyện ủy huyện Bình Chánh, để nâng cao việc xây dựng và thực hiện đạo đức công vụ cần cụ thể hóa các nguyên tắc đạo đức công vụ trên cơ sở tiếp tục luật hóa đầy đủ trách nhiệm của cán bộ, công chức.

Theo đó, trong quy trình, nội dung đánh giá cán bộ, công chức cần có sự tham gia của dư luận xã hội và nhân dân nhằm tăng cường tính công khai, dân chủ trong quy chế đánh giá cán bộ. Chú trọng mối quan hệ mật thiết giữa quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức. Hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức; tăng cường hiệu lực, hiệu quả kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa và xử lý nghiêm hành vi vi phạm đạo đức công vụ. "Cần có quy định về vấn đề từ chức. Thường xuyên rà soát bổ sung, sửa đổi các quy định về quy trình thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây phiền hà cho việc tiếp nhận và xử lý công việc của dân" - ông Phụng kiến nghị.

Phát biểu kết luận buổi tọa đàm, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM Thân Thị Thư cho biết sau gần 5 tháng triển khai kế hoạch và mời viết tham luận, Ban Tuyên giáo đã nhận được 60 bài viết. Dù vị trí công tác, địa phương công tác và đặc điểm ngành nghề của các tác giả khác nhau nhưng tất cả đều nhất mực quan tâm và khẳng định xây dựng và thực hiện đạo đức công vụ trong giai đoạn hiện nay là vô cùng quan trọng và cấp bách. Bởi vì đạo đức công vụ gắn chặt với quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi chức trách nhiệm vụ được giao, trong phục vụ nhân dân. Đạo đức công vụ tốt sẽ góp phần cho sự ổn định và phát triển bền vững của cơ quan, đơn vị, địa phương và sự phồn thịnh của xã hội.

Mỗi việc chỉ nên giao một cơ quan

Để nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, theo bà Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch HĐNĐ TP HCM, cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan tổ chức trong bộ máy theo tinh thần: Một việc chỉ giao cho một cơ quan, tổ chức phụ trách.

Bà Thảo cũng đưa ra khuyến nghị việc tuyển chọn, bổ nhiệm người đứng đầu dựa theo tiêu chuẩn chức danh, bảo đảm dân chủ, công khai minh bạch. Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ gắn với quy hoạch và tiêu chuẩn chức danh. Cải cách hệ thống chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm đồng bộ thống nhất, công bằng, gắn trách nhiệm, nghĩa vụ với thẩm quyền điều kiện làm việc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo