xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải có “vũ khí” chống oan sai

Thế Dũng

Việc thực hiện “quyền im lặng”, ghi âm, ghi hình khi hỏi cung được nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình, cho đây là vũ khí cần thiết để chống oan sai, bức cung, nhục hình

Ngày 17-6, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường dự án Bộ Luật Tố tụng hình sự (sửa đổi). Đa số ý kiến đánh giá cao công tác chuẩn bị cũng như sự đổi mới của dự án luật này nhằm hạn chế tình trạng oan sai.

Không thể ép nghi can chống lại mình

Là người bấm nút phát biểu đầu tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp (UBTP) của QH Lê Thị Nga đánh giá cao ban soạn thảo đã đưa ra nhiều quy định mới tiến bộ, bảo vệ tốt hơn quyền của bị can, bị cáo trong dự luật. Bà Nga khẳng định: “Tôi đồng tình với quy định của dự luật về quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội (thường gọi là “quyền im lặng”).

Làm rõ quan điểm, bà Nga phân tích thực tế cho thấy lần đầu bị công an triệu tập, nhiều người mất bình tĩnh, thậm chí hoảng loạn, nhất là người ít hiểu biết về pháp luật, vị thành niên, người dân tộc thiểu số, dẫn đến tự sát tại nơi lấy lời khai hoặc nơi giam giữ. Trường hợp của anh Hoàng Văn Ngài, người dân tộc H’Mông tự sát năm 2013 tại Công an huyện Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông sau 2 ngày bị triệu tập lên làm việc là một ví dụ cụ thể.

 

Đại biểu Nguyễn Thái Học cho rằng quy định khi hỏi cung bị can phải ghi âm, ghi hình sẽ khắc phục được việc bức cung, nhục hình Ảnh: THẮNG LONG
Đại biểu Nguyễn Thái Học cho rằng quy định khi hỏi cung bị can phải ghi âm, ghi hình sẽ khắc phục được việc bức cung, nhục hình Ảnh: THẮNG LONG

 

Theo bà Nga, thực hiện quyền này còn giúp giảm tối đa oan sai. Bởi việc dùng mọi biện pháp kể cả vũ lực buộc nghi can phải khai nhận tội mà họ không thực hiện, sau đó hợp thức hóa chứng cứ ngụy tạo để buộc tội trước tòa trên thực tế đã diễn ra. “Đây là nguyên nhân gốc rễ của những vụ án oan chấn động dư luận vừa qua, như vụ kết tội Huỳnh Văn Nén cùng 5 người khác trong gia đình nhà vợ giết bà Dương Thị Mỹ, vụ Nguyễn Thanh Chấn và vụ Trần Văn Đỡ ở Sóc Trăng” - bà Nga thẳng thắn.

Cùng quan điểm với bà Nga, đại biểu (ĐB) Phạm Huy Hùng (TP Hà Nội) cho rằng cần phải luật hóa “quyền im lặng”. Đây là quyền con người, phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, xã hội và thể chế tố tụng của Việt Nam. ĐB Lương Văn Thành (Hải Phòng) đồng tình nhìn nhận “quyền im lặng” là quyền tự thân bên trong của nghi can, không có nghĩa vụ phải đưa ra những lời khai hoặc chứng cứ chống lại chính mình. Trách nhiệm chứng minh thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, nghi can có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải chứng minh.

Dù vậy, vẫn có một vài ĐB băn khoăn về thực hiện “quyền im lặng”. ĐB Phạm Trường Dân (Quảng Nam) nêu quan điểm: không nên quy định “quyền im lặng” thành điều độc lập trong dự luật vì sẽ dẫn đến việc “khuyến khích” sự im lặng, gây khó khăn cho điều tra.

Hỏi cung phải ghi âm, ghi hình

ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) đánh giá điều 174 của dự luật quy định khi hỏi cung bị can phải ghi âm, ghi hình là hết sức tiến bộ, thể hiện sự công khai, minh bạch, qua đó khắc phục việc bức cung, nhục hình. Vấn đề là nguồn kinh phí thực hiện. “Cơ quan soạn thảo dự luật cần khảo sát để giải trình trước QH nguồn kinh phí trang bị cho việc ghi âm, ghi hình là bao nhiêu, có đáp ứng được hay không?” - ĐB Học đề nghị.

Phó Chủ nhiệm UBTP Lê Thị Nga bày tỏ sự ủng hộ, khẳng định quy định phải ghi âm, ghi hình nhằm bảo đảm quá trình hỏi cung, ghi nhận khách quan hoạt động nghiệp vụ của điều tra viên, kiểm soát viên, luật sư. “Đây cũng là bằng chứng khách quan để bảo vệ điều tra viên nếu bị nghi can vu cáo cho là bức cung, nhục hình cũng như bảo vệ bị can nếu việc bức cung, nhục hình là có thật, bảo vệ luật sư nếu bị nghi ngờ xúi bị can chối tội” - bà Nga nhấn mạnh.

ĐB Vũ Xuân Trường (Nam Định) nhất trí hoàn toàn với chủ trương ghi âm, ghi hình tất cả mọi trường hợp. “Không ai thích gì khi làm một việc luôn luôn có một cái máy theo dõi, quản lý chặt chẽ nhưng để tránh được những sai sót thì nên áp dụng. Tuy có tốn kém, phải đầu tư nhưng tôi nghĩ có thể làm được để bảo đảm chế định này”- ông Trường nói.

Cũng ủng hộ quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình, hoạt động hỏi cung bị can trong dự luật, ĐB Nguyễn Trọng Trường (Bắc Ninh) đánh giá biện pháp này không chỉ hạn chế tình trạng bức cung, nhục hình mà còn là căn cứ quan trọng để bảo vệ người tiến hành tố tụng đúng pháp luật, hạn chế việc khiếu nại, tố cáo về bức cung, nhục hình thiếu căn cứ.

 

TP HCM đề nghị kéo dài việc cai nghiện tập trung

Tại phiên thảo luận, ĐB Huỳnh Ngọc Ánh (TP HCM) cho biết sau 5 tháng thực hiện Nghị quyết số 77/2014 của QH khóa XIII về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, số vụ phạm pháp hình sự trên địa bàn TP HCM giảm 472 vụ (20%) so với thời điểm liền kề; các loại án xâm phạm sở hữu tài sản, trộm cắp giảm gần 15%; cướp giật giảm trên 28%... Đáng chú ý, tình trạng sử dụng trái phép ma túy tại nơi công cộng giảm rõ rệt, góp phần quan trọng bảo đảm trật tự an toàn xã hội, được dư luận nhân dân đồng tình ủng hộ.

Bên cạnh đó, qua công tác quản lý địa bàn, TP HCM đã phát hiện 9.592 người có biểu hiện nghi vấn sử dụng ma túy, trong đó qua xét nghiệm có 5.845 người dương tính với chất ma túy, chiếm 60%. TP HCM đã ban hành 3.193 quyết định đưa người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào các cơ sở xã hội để quản lý, cắt cơn, giải độc và tư vấn tâm lý. Đồng thời đưa 1.968 người nghiện ma túy vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quyết định của TAND.

“Nhân dân TP HCM gửi lời cảm ơn QH, Chính phủ. Đồng thời kiến nghị thời gian tới sớm hoàn thiện nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Xử phạt vi phạm hành chính về việc đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và kiến nghị kéo dài quy định của Nghị quyết 77 về nội dung này thêm một thời gian”- ông Ánh đề nghị.

 

Đề nghị bãi nhiệm tư cách đại biểu bà Châu Thị Thu Nga

Chiều cùng ngày, QH nghe Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương trình bày tờ trình của Ủy ban Thường vụ QH đề nghị bãi nhiệm tư cách đại biểu đối với bà Châu Thị Thu Nga (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội). Dự kiến hôm nay (18-6), QH dành cả phiên làm việc buổi chiều họp riêng về nội dung bãi nhiệm và bỏ phiếu thông qua Nghị quyết về việc bãi nhiệm tư cách ĐB đối với bà Châu Thị Thu Nga.

Trước đó, Ủy ban Thường vụ QH đã tạm đình chỉ nhiệm vụ của ĐBQH đối với bà Nga. Đến nay, cơ quan chức năng vẫn đang điều tra về những vi phạm pháp luật của bà Nga.

T.Dũng

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo