xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phạm Xuân Ẩn - con người nặng chất VN

Nguyễn Thị Ngọc Hải

Dưới giàn cây bóng mát, ông có thể vừa cho chim ăn, vừa trò chuyện nhỏ nhẹ và các câu chuyện đều mang ý nghĩa rất gần gũi đời sống. Ông toát lên một nét nhân văn rất VN

Sau ngày giải phóng, nhiều nhà báo nước ngoài đã đến tìm nhà báo, nhà phân tích quân sự - chính trị ở Sài Gòn trước năm 1975, Thiếu tướng - Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Phạm Xuân Ẩn, hầu mong từ ông có thể tìm được lời giải đáp: Vì sao Mỹ thua ở VN?

Cái gì thuận lợi, tốt cho cuộc sống thì làm

Trong bài báo của mình, Henry Kamm trích lời ông Ẩn: “Có ba nền văn hóa trong những người VN như tôi”, và đưa ra biểu tượng của những nền văn hóa ấy được ông thể hiện ở lòng yêu nước, yêu con người, dũng cảm, khôn ngoan và độ lượng. Ông Ẩn nói: “Khổng học trong ông già tôi nặng lắm. Gốc từ thời ông bà ông cố ông sơ từ bao giờ. Lớ quớ là tôi ăn đòn liền. Văn hóa văn minh VN nhân nghĩa lễ trí tín thấm sâu vào trong lối sống. Ông nội tôi găng lắm. Tôi vô lớp bét Đồng Ấu về, ông hỏi thầy dạy đi học để làm gì. Tôi thưa là để học tính, học đọc, học viết. Thế là bị ông cho một trận đòn: Mày bỏ khúc đầu. Thầy bao giờ cũng dạy: Tiên học lễ, hậu học văn”... Ông vẫn nhớ mình luôn được cha mẹ dạy rất kỹ các phép tắc: “Đi đường thấy chai bể không được phớt lờ đi qua, mà phải lượm để vào gốc cây cho ai đi qua vô ý không đạp phải. Khách đến nhà chơi, không được leo lên ghế ngồi hóng chuyện. Đến chơi nhà ai nếu không được cho phép thì không ngó nghiêng ngó ngửa hay tự ý vào phòng trong”... Về văn hóa Pháp, ông nói: “Từ lúc học trung học là đã thuộc văn hóa, lịch sử, văn chương Pháp. Lịch sử VN chỉ học ở cấp dưới, lên trung học là thôi”. Ông cho rằng cách dạy của Pháp tuy có nhồi sọ thật, nhưng đã cho học sinh lứa tuổi của ông nhiều khái niệm mới. Thí dụ: Nó dạy ăn cắp của Nhà nước là ăn cắp của mọi người, phải nói đúng khái niệm, chứ không thể nói kiểu xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa như bây giờ ta nói. Cả cách đối xử với mọi người: lúc lên cầu thang, ngồi xe có phụ nữ. Học từng tí. Còn sự ảnh hưởng của văn hóa Mỹ, thì rõ ràng ông đã học được nhiều điều thiết thực làm thay đổi các suy nghĩ thông thường. Thời Pháp thuộc quy định sĩ quan cấp nào không được lái xe, không được đi xe đạp. Nếu cần phải ngồi xích lô giữ tư thế. Không được đi xe điện. Đến thời Mỹ, viên trung tá hẳn hoi cũng xắn tay áo sửa xe. Cái gì thuận lợi, tốt cho cuộc sống thì làm... Văn hóa thực dụng kiểu Mỹ đã dạy ông nhiều thứ... Ông kể nhiều chuyện đời sống và các câu chuyện đơn giản ấy của thời cuộc đã tạo nên con người: “Nặng chất VN, yêu nước số một là người VN. Pháp thì mở ra những khái niệm công bằng, tự do, bác ái. Mỹ thì nặng vấn đề lao động, thực tế. Có làm mới có sáng kiến và kỷ luật”.

Con người có dáng vẻ thi nhân

Dưới giàn cây bóng mát, ông có thể vừa cho chim ăn, vừa trò chuyện nhỏ nhẹ và các câu chuyện đều mang ý nghĩa rất gần gũi đời sống. “Rất Mỹ”. Cái cảm giác đó không rõ bắt đầu từ cái gì. Khó lòng tách bạch, bởi ông toát lên một nét nhân văn rất VN. Rõ ràng không phải là một ông già yếu ớt lo sợ trước cuộc đời xáo động. Có thể “chung sống hòa bình” với các bệnh tật, trào lộng hồn nhiên mà không lộ liễu. Ở ông vừa có một cậu bé tinh nghịch yêu súc vật cây cỏ, một người tò mò kỹ thuật nhưng lại sống bằng nghề phân tích và tư duy trừu tượng. Ông không viết ra như Đoàn Giỏi, Sơn Nam, cũng chẳng nghiên cứu bác học như Vương Hồng Sển, nhưng ông sống thấm đẫm quê hương. Có lẽ cái dáng vẻ thi nhân của ông mà ký giả nước ngoài cảm thấy mà họ không thể chứng minh. Đời ông hoàn toàn xa lạ với thi ca. Ông làm cái nghề, ngay từ lúc mới nhận nhiệm vụ đã không muốn, cái nghề của khôn ngoan, của suy xét trước sau không được sai một ly. Một ly là mất mạng, là hỏng việc nước... Có thể đó phải là con người luôn mở to mắt nhìn, toan tính cho rõ, tránh những sai lầm. Vậy mà lại là dáng thi nhân và một triết gia.

Ở tuổi 80, ông vẫn còn minh mẫn và trưa 20-9-2006, nhà tình báo tài ba, người con của xã Bình Trước, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã về với tổ tiên. Câu chuyện về ông còn dài, và chắc chắn những nhà báo, nhà văn còn tiếp tục khai thác.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo