xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phóng sự của VTV: Người trong cuộc lên tiếng

NHÓM PHÓNG VIÊN

Đó là em Vàng A Tu - nhân vật tham gia chặt cây trong phóng sự phá rừng và chị Sùng Thị Mông - phiên dịch cho nhóm phóng viên của Chuyển động 24h

Ngày 6-8, nhóm phóng viên Báo Người Lao Động có mặt tại thôn Giang Đông, xã Ea Đáh, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk để tìm gặp thêm những người liên quan đến phóng sự phá rừng của chương trình “Chuyển động 24h” (CĐ24h).

“Làm vậy, tội em lắm!”

Phải mất 2 ngày, chúng tôi mới tiếp xúc được Vàng A Tu (14 tuổi) - nhân vật tham gia chặt hạ cây trong phóng sự phá rừng của “CĐ24h”, khi em cùng mẹ là bà Hờ Thị Cha từ rẫy trở về. Em tỏ ra lo sợ khi nghe nói gặp phóng viên, dù đang ngồi bên mẹ. Nghỉ học từ năm lớp 3, Tu không nói được tiếng Kinh nên chúng tôi phải nhờ anh Hờ A Phàng, một người hàng xóm, phiên dịch.

Phóng viên: Em kể lại sự việc hôm đó được chứ?

- Vàng A Tu: Hôm đó, em đi chơi với mấy bạn. Khi về nhà thì em gặp các anh chị ấy. Họ rủ đi chơi và em đồng ý. Họ bảo em về nhà lấy cưa nhưng em bảo không có. Rồi không biết họ tìm đâu được máy cưa. Đến nơi, họ bảo em giật máy cưa nhưng em giật không nổ. Họ đưa em cái rìu, bảo chặt cây để quay phim về chuyện làm ăn nên em cũng chặt. Cây nhỏ thôi.

Em chặt cây trong rừng hay trên rẫy?

- Cây trên rẫy.

Có lần nào em lên rừng chặt cây không?

- Chưa lần nào cả. Nhà em có nuôi 3 con bò. Em chỉ biết chăn bò và làm cỏ với mẹ thôi.

Họ có đưa tiền em không?

- Có. Chặt cây xong, lên chòi thì họ mới đưa 100.000 đồng. Họ đưa mà không nói gì cả.

Mấy hôm nay thì sao?

Chị Sùng Thị Mông (giữa) và em Vừ Thị Dở bức xúc khi kể sự việc với phóng viên Báo Người Lao Động vào ngày 6-8. Ảnh: NHƯ PHÚ
Chị Sùng Thị Mông (giữa) và em Vừ Thị Dở bức xúc khi kể sự việc với phóng viên Báo Người Lao Động vào ngày 6-8. Ảnh: NHƯ PHÚ

- Em nghe nhiều người bảo họ quay phim em rồi bảo em phá rừng. Em chỉ nghe vậy thôi, chứ em không được xem. Em còn nhỏ. Làm vậy tội em lắm!.

Khi nhiều người nói vậy, em thấy thế nào?

- Em rất sợ. Giờ không biết sẽ thế nào nhưng em rất lo lắng. Em không biết gì hết mà những người kia lại đưa em vào chuyện này.

(Không muốn làm Vàng A Tu thêm lo lắng, chúng tôi hỏi chuyện mẹ em, bà Hờ Thị Cha).

Phóng viên: Hôm em Tu đi chặt cây, bà có biết không?

- Bà Hờ Thị Cha: Lúc đi thì người ta đưa đi nên tôi không biết. Từ nhỏ tới giờ nó có bao giờ chặt cây. Nó còn nhỏ mà, cả nấu ăn cũng chưa biết. Đi làm cũng phải cho nó nghỉ sớm vì còn nhỏ.

Khi đã biết chuyện, bà thấy thế nào?

- Tôi rất đau lòng với những gì người ta làm với con tôi. Nếu không trả lại công bằng cho con tôi thì tôi có thể làm những việc mà tôi không muốn. Tôi thương con tôi. Dù nhà có ăn cơm với nước lã cũng vui. Đừng làm gì với con tôi như vậy!

Nhưng em Tu cũng được cho tiền?

- Tôi không vui tí nào. Nếu sự việc đúng đắn mà nhận tiền thì vui nhưng sự việc thế này, tôi rất buồn và thấy đau đớn nữa. Con tôi còn nhỏ thế này mà bảo đi phá rừng thì tội cho nó quá. Nó không biết gì mà bảo phá rừng!

Họ bảo quay phóng sự nghèo khổ (!?)

Phóng viên Báo Người Lao Động tiếp tục tìm đến nhà chị Sùng Thị Mông (cũng ở huyện Krông Năng) - người xuất hiện với vai trò phiên dịch cho nhóm phóng viên trong các bản tin của CĐ24h thời gian gần đây.

Phóng viên: Hôm đó, vợ chồng ông Vừ Dũ Dinh ở nhà hay đang phá rừng như phóng sự của CĐ24h nói?

- Chị Sùng Thị Mông: Hôm đó, tôi đang dạy thêm thì có 2 người đàn ông giới thiệu là phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam nhờ đi phiên dịch. Do họ đã biết nhà chú Dinh từ trước nên dẫn tôi tới chứ không phải vợ chồng chú Dinh đang phá rừng.

Khi ở nhà chú Dinh, họ nói nhờ vợ chồng chú Dinh vào làm rẫy để quay phóng sự nghèo khổ. Khi bắt đầu đi thì họ nói chú Dinh mượn cưa nhưng chú Dinh không chịu. Tuy nhiên, họ nói mượn cưa ra rẫy cưa mấy cành cây, gỗ mục như đang lấy củi để người ta nghĩ mình nghèo phải lấy củi về bán. Tôi cũng nghĩ họ chỉ đi quay cảnh làm rẫy.

Nhưng sau đó người ta nói mình phá rừng thì sao?

- Xuống tới chòi rẫy thì anh phóng viên bảo qua bên kia cưa gỗ được không nhưng chú Dinh trả lời cái núi đấy mình không cưa được đâu vì đó là khu bảo tồn. Sau đó, họ nói chú Dinh cưa cây gỗ còn sống ở rẫy để họ quay phim. Sau khi cưa đổ cây thì chú Dinh còn chặt thêm mấy cành để cho họ quay rồi đi phỏng vấn chú Dinh và em Tu. Chú Dinh trả lời, còn em Tu thì hỏi gì cũng không nói nên họ không quay được. Khi đang trên đường quay về, họ thấy mấy khúc gỗ nên bảo chú Dinh và Tu vác về lán để quay.

Khi về tới chòi thì bà Sùng Thị Mao (vợ ông Dinh) ở trong chòi hay đang làm rẫy?

- Lúc đó cô Mao đang ở trong chòi thì họ nhờ ra làm cỏ nhưng tới nơi thì cô chỉ cuốc đất và họ quay phim.

Chị được trả bao nhiêu tiền công?

- Ngày cuối cùng đi quay, họ đưa tôi 300.000 đồng. Tính ra thì tiền công của tôi được khoảng 120.000 - 130.000 đồng, còn lại tôi trả tiền mua đồ ăn cho cả đoàn.

Chị nghĩ sao khi người ta bảo gia đình ông Dinh ra rẫy quay cảnh khó khăn mà giờ lại phát lên truyền hình bảo ông Dinh đi phá rừng?

- Làm vậy không đúng. Đã thương phải thương cho trót. Mà đã không thương thì chắc chắn họ đối xử với chú Dinh như vậy thôi.

Vì sao ông Dinh lại trả lời phỏng vấn không phá rừng thì không có cái ăn?

- Họ có hướng dẫn chú Dinh một ít về cái gì phá rừng để kiếm sống nhưng mà không biết chú Dinh nói gì.

“Nếu làm cảm động thì người ta cho tiền”

Em Vừ Thị Dở, con ông Vừ Dũ Dinh, kể lại: “Có 2 anh đến trường em giới thiệu là phóng viên VTV24 gì đó. Thấy em ăn cơm không có thức ăn, các anh cho em 30.000 đồng để mua thức ăn rồi hỏi: Làng em có thường phá rừng không? Em bảo không. Các anh ấy lại hỏi: Bố mẹ em có phá rừng không? Em cũng bảo không. Các anh lại hỏi: Nhà em có rẫy không? Em bảo có nhưng không nhiều. Các anh bảo em đưa các anh đến nhà gặp bố mẹ để ra rẫy quay cảnh bố mẹ đi làm. Nếu làm cảm động thì người ta sẽ cho tiền”.

Cùng bạn đọc,

Vì sao phóng viên Báo Người Lao Động phải trở lại gặp gia đình ông Vừ Dũ Dinh để kể lại câu chuyện nói trên?

Sự việc bắt đầu từ ngày 2-8, sau cuộc họp báo do UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức cùng ngày, Báo Người Lao Động Online đăng tin “VTV dàn dựng cảnh phá rừng để làm phóng sự?”. Nội dung bản tin được trích từ báo cáo số 565/CAT-PC46 của Công an tỉnh Đắk Lắk ký ngày 27-7-2016 gửi Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh. Báo cáo này cũng là tài liệu chính thức do đại diện công an tỉnh đọc tại buổi họp báo, tiếp đó đăng công khai trên Cổng Thông tin Điện tử của UBND tỉnh Đắk Lắk.

Thế nhưng, sau đó, chương trình CĐ24h - VTV liên tục phát các bản tin quy kết Báo Người Lao Động Online (và một số trang mạng) đưa tin sai sự thật về chuyện CĐ24h dàn dựng, cắt ghép phóng sự phá rừng, làm ảnh hưởng uy tín chương trình...

Trước động thái này, để bạn đọc khỏi hiểu nhầm, Báo Người Lao Động buộc phải lên tiếng minh định. Chúng tôi một lần nữa nhắc lại quan điểm, lập trường của báo: 1) Bản tin đã đăng nói trên không có nêu toàn phóng sự CĐ24h phát hôm 4 và 5-5 là dàn dựng, không phủ nhận rừng Đắk Lắk đang bị tàn phá, mà chỉ nêu cụ thể phân cảnh có dấu hiệu dàn dựng, cắt ghép trong phóng sự đó - là trường hợp gia đình ông Vừ Dũ Dinh (dẫn theo báo cáo xác minh số 565 của Công an tỉnh Đắk Lắk, trang 4). 2) Các phóng sự và bài phản ánh do chúng tôi thực hiện, đăng phát trên báo in và báo điện tử những ngày qua không nhằm mục đích nào khác ngoài việc phản biện lại những cáo buộc sai trái của CĐ24h đối với bản tin ban đầu trên Báo Người Lao Động Online; và khẳng định nội dung bản tin là chính xác, khách quan; nguồn tin được dẫn hoàn toàn hợp pháp, khả tín.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo