xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sáng tạo vì cuộc sống

NAM TRÂN

Nhìn hình ảnh Tạ Đình Huy (SN 1982; ngụ xã Thượng Vực, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) tươi cười bên chiếc máy nông nghiệp 15 chức năng, được bán nhiều trong cả nước, ai cũng thán phục tài trí của nhà sáng chế nông dân trẻ Việt Nam.

Chỉ học hết lớp 12, làm nghề sửa chữa xe máy, thấy người thân và bà con làng xóm làm ruộng nặng nhọc mà năng suất không cao, anh Huy nghĩ cách chế tạo máy giúp cho công việc đồng áng nhẹ nhàng hơn. Từ đó, anh miệt mài nghiên cứu, chế tạo ra máy nông nghiệp đa năng. Sau 4 năm vừa làm vừa đi các địa phương tìm hiểu, học hỏi thêm, anh đã thành công, cải tiến máy tốt hơn, đa chức năng hơn. Được nông dân tin tưởng, anh bán hơn 1.000 chiếc.

Hàng chục năm qua, trên cả nước cũng có nhiều nhà sáng chế như anh Huy, giúp ích rất nhiều cho nông dân. Đó là anh Lê Tất Dũng (SN 1965; xã Đại An, huyện Đại Lộc, Quảng Nam), học chưa hết phổ thông nhưng đã làm được cầu phao bắc qua sông Vu Gia, sáng chế máy cày tay đa năng, máy bóc vỏ đậu… Đó là 4 nông dân Huỳnh Thiện Liêm (Tư Liêm), Nguyễn Văn Dũng (Hai Kỹ), Huỳnh Văn Trăng (Trăng “đầu cá”), Thái Văn Hoàng (Hoàng “lác”) ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp chế tạo thành công xuồng chạy năng lượng mặt trời, được đặt hàng làm 6 chiếc để đưa vào khai thác du lịch Tràm Chim. Còn rất nhiều điển hình nông dân sáng tạo như thế, không thể kể hết…

Không học hàm, học vị nhưng tên tuổi của những nông dân này nổi như cồn, được cả nước biết tiếng, nể phục. Họ sáng tạo như nhu cầu tự thân để cải thiện chất lượng sống, bởi thực tiễn cuộc sống không chấp nhận lao động vất vả mà khó nghèo cứ đeo đuổi mãi.

Từ sáng chế của nông dân, nhìn lại hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, không khỏi suy ngẫm nhiều điều. Dù không phủ nhận nỗ lực, tài năng của rất nhiều nhà khoa học chân chính song trên tổng thể, hiệu quả nghiên cứu khoa học của chúng ta không cao, ít nghiên cứu ứng dụng, thậm chí có những đề tài nghiên cứu cơ bản phải “xếp ngăn kéo”, không biết lúc nào mới lấy ra ứng dụng. Báo cáo tổng kết các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011-2015 cũng cho biết trong tổng kinh phí 1.833 tỉ đồng cho 15 chương trình khoa học - công nghệ có 248 tỉ đồng (chiếm 13,8%) là chi cho công tác phí, hội nghị, hội thảo.

Nhưng đâu chỉ riêng ngành khoa học - công nghệ, các ngành khác cũng tình trạng lạm phát hội thảo, hội nghị. Mỗi ngày, tin hội thảo đầy rẫy trên các báo đài. Có những hội thảo đúng nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, có tác dụng thực tiễn; song có không ít hội thảo vô bổ, thậm chí là dịp để hợp thức hóa chi phí trong dự án nào đấy, là dịp để đại biểu nghỉ ngơi, du lịch là chính (?).

Hiện nay, cả nước có hàng chục ngàn giáo sư, tiến sĩ nhưng ít có công bố khoa học, phát minh công nghệ. Dân chúng mừng vì nước ta có nhiều nhà khoa học nhất Đông Nam Á nhưng cũng rất mong đội ngũ này có chất lượng tương xứng số lượng, có nhiều công trình ứng dụng thực tiễn để giúp dân có cuộc sống tốt hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo