xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sạt lở bủa vây ĐBSCL

NHÓM PHÓNG VIÊN

Trước sự tấn công của sạt lở, các địa phương ở ĐBSCL đang dốc toàn lực xây dựng công trình kè để bảo vệ an toàn đê biển Tây, các bờ sông và cồn trong mùa mưa bão năm nay

Toàn tuyến bờ biển Tây của tỉnh Cà Mau đang xuất hiện nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng. Nhiều đoạn đê trước đây được bảo vệ bằng đai rừng phòng hộ với bề dày từ 500 m đến hơn 1.000 m nay bị sóng biển nhấn chìm, mất lá chắn bảo vệ đê biển.

Đê biển oằn mình

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN- PTNT) tỉnh Cà Mau, hơn 2.100 m bờ biển từ vàm Tiểu Dừa đến cống Hương Mai (thuộc huyện U Minh) đang sạt lở nghiêm trọng. Đai rừng phòng hộ mất hoàn toàn do sóng biển tác động trực tiếp thân đê, nguy cơ vỡ đê bất cứ lúc nào.

Tỉnh Cà Mau đang gấp rút thi công 600 m công trình kè ngầm tại vàm Tiểu Dừa với kinh phí khoảng 12 tỉ đồng. Tiếp đến sẽ triển khai đoạn kè dài 1.500 m từ vàm Tiểu Dừa đến cống Hương Mai nhằm bảo vệ an toàn cho đê biển cũng như đời sống và sản xuất của hàng ngàn hộ dân ở bên trong đê. Song biển động, nước dâng cao gây khó khăn lớn cho việc thi công.

Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, cho biết công trình kè chỉ mới cơ bản hoàn thành cắm cọc bê-tông. Công đoạn này đang chậm tiến độ do thời tiết bất lợi. Tranh thủ ban đêm biển ít động, đơn vị thi công điều động sà lan vận chuyển vật tư từ đất liền ra địa điểm công trình, cách đê biển hàng trăm mét để tiếp tục thi công. Mỗi ngày, công nhân chỉ làm việc được từ 2-3 giờ nên tiến độ rất chậm.

Ngành chức năng tỉnh Cà Mau xây dựng kè tạm chống chọi với sóng biển đe dọa đê biển Tây Ảnh: DUY NHÂN
Ngành chức năng tỉnh Cà Mau xây dựng kè tạm chống chọi với sóng biển đe dọa đê biển Tây Ảnh: DUY NHÂN

Để bảo vệ đê biển trong thời gian công trình kè xây dựng chưa xong, tỉnh Cà Mau đã triển khai công tác hộ đê khẩn cấp ở những đoạn sạt lở nghiêm trọng bằng công trình kè tạm, sử dụng cừ tràm, đất, đá… gia cố phòng thủ từ bên trong. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tình thế, khó bảo vệ đê biển trước sóng to, gió lớn.

Bờ sông ở nhiều nơi trong khu vực ĐBSCL cũng đang bị “hà bá” nuốt chửng. Tại thị xã Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp, mới đầu mùa mưa nhưng sạt lở bờ sông diễn ra rất phức tạp. Mới đây, 2 đoạn bờ sông Tiền dài khoảng 100 m sạt lở sâu vào gần 20 m. Đây là khu vực nằm trong vành đai sạt lở với tổng chiều dài hơn 3.000 m, được phê duyệt dự án đầu tư xây dựng kè chống xói lở từ nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới. Ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, tình trạng sạt lở bờ sông cũng diễn biến khó lường.

Tại tuyến sông Ba Láng, tỉnh Hậu Giang xảy ra nhiều điểm sạt lở khiến người dân không yên. Các ngành chức năng khắc phục sự cố quá chậm càng khiến người dân bất an. Một số hộ dân cho biết ngay khi xuất hiện sạt lở, các ngành chức năng đã khảo sát nhưng đến nay, phương án khắc phục đoạn đường bê-tông (dài khoảng 100 m, rộng hơn 3 m) sạt lở vẫn chưa triển khai dẫn đến việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Người dân lo lắng nếu sạt lở tiếp tục, nước sông tràn vào vườn cây ăn trái thì sẽ thiệt hại về kinh tế.

Nguy cơ xóa sổ đất cồn

Mỗi khi mưa lũ, cồn Sơn (TP Cần Thơ) lại sạt lở. Do diện tích đất mất ngày càng lớn nên hiện chỉ còn 78 hộ với trên 300 nhân khẩu sống ở cồn Sơn. Ông Cao Văn Ba - có gần 50 năm sống trên cồn Sơn - kể ngày trước cồn Sơn có diện tích gần 100 ha, hiện chỉ còn khoảng 40 ha. Nhà ông Sơn 10 năm trước có 2 ha trồng cây ăn trái nhưng giờ chỉ còn gần 1 ha. Theo những người cao tuổi sống tại xứ này, nguyên nhân gây sạt lở cồn Sơn là do khai thác cát quá mức. Ban đêm, sà lan lén lút vào gần cồn múc cát.

Nhiều người tiếc nuối khi cồn Cả Đôi (nằm cặp với cù lao Tân Lộc trên sông Hậu, thuộc TP Cần Thơ) có diện tích 20 ha, dài trên 4 km biến mất. Cồn này là vùng đất trù phú nên trước đây nhiều người dân ra đây khai khẩn. Do sạt lở nên đến năm 2015, phần đất còn lại của cồn biến mất.

Ngày 18-7, khoảng 50 người dân ở cù lao Tân Lộc do bức xúc trước việc nhiều sà lan khai thác cát gần bờ nên đã xô xát với các chủ phương tiện, chính quyền địa phương phải vào cuộc. Theo UBND phường Tân Lộc (TP Cần Thơ), qua đo đạc vào năm 2010, cồn Tân Lộc có diện tích hơn 3.300 ha nhưng đến năm 2015 đã mất 4 ha.

Có thể do nhiều nguyên nhân

Nhiều chuyên gia cho biết tình trạng sạt lở đất tại ĐBSCL có thể do nhiều nguyên nhân: dòng chảy, khai thác cát, các đập thủy điện tại thượng nguồn… Theo Viện Kỹ thuật biển, khai thác cát quá mức sẽ tạo ra những hố sâu dưới lòng sông, phải mất thời gian dài những hố này mới được bồi đắp nhờ dòng chảy. Trong thời gian ngắn, những hố sâu này sẽ lấy vật liệu ở bờ để bồi đắp, lâu ngày tại bờ xuất hiện hàm ếch. Những chỗ khai thác cát sẽ bị sạt lở bờ rất nhanh. TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển bền vững tài nguyên nước và biến đổi khí hậu, nhận định các hồ chứa và đập thủy điện tại thượng nguồn sẽ nhấn chìm 25.000 ha đất rừng và 8.000 ha đất canh tác ở hạ lưu và giữ lại khoảng 50% lượng phù sa của sông Mê Kông, giảm phù sa gây giảm vận chuyển dinh dưỡng và sự ổn định của đất ở ĐBSCL.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo