xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sẽ khảo sát trường xuống cấp, làm rõ trách nhiệm!

 

Chậm nhất đến tháng 10-2004, các quận huyện phải hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết mạng lưới trường học Mở đầu buổi làm việc với Sở GD-ĐT TPHCM sáng 29-6, ông Nguyễn Văn Minh, Phó Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TPHCM, đi ngay vào vấn đề: “Báo Người Lao Động báo động trường lớp ở TP đang xuống cấp, đề nghị cần tập trung làm rõ vấn đề này. Chắc chắn vấn đề này cũng sẽ được đặt ra tại kỳ họp HĐND sắp tới”.

Báo cáo trước đoàn đại biểu Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TPHCM, ông Trương Song Đức, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, nhìn nhận việc thực hiện quy hoạch chi tiết mạng lưới trường học của các quận, huyện và khả năng xây dựng dự án, thực hiện dự án trường học còn chậm.

Chậm trễ là do quận, huyện

Ông Trương Song Đức nhấn mạnh việc chậm trễ trên đã ảnh hưởng đến quá trình thực hiện trường học 2 buổi/ngày ở tiểu học (theo kế hoạch của Sở GD-ĐT TP, đến năm 2005 có 100% học sinh tiểu học và 50% học sinh THCS được học 2 buổi/ngày).

Đại biểu Trương Minh Nhựt nói: Quy hoạch mạng lưới trường học chậm thì việc tìm đất xây trường sẽ khó khăn thêm. Từ đầu năm 2003 UBND TPHCM đã phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn TP đến năm 2010 nhưng đến nay các quận, huyện chưa thực hiện xong quy hoạch chi tiết mạng lưới trường học trên địa bàn quận, huyện. Dự kiến trong tháng 8-2004, các quận, huyện: 1, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ sẽ hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết mạng lưới trường học để trình UBND TP; các quận, huyện còn lại sẽ hoàn chỉnh vào tháng 10-2004. Tuy nhiên tại cuộc họp không có đại diện các quận, huyện để làm rõ việc chậm trễ này.

Theo quy định hiện nay, chủ dự án đầu tư xây dựng trường học là UBND các quận, huyện. Bởi vậy, các dự án xây dựng trường học chậm trễ cũng bắt nguồn từ phía quận, huyện.

Giao ban định kỳ, lập tổ đặc biệt

Trước mắt, ông Đức tiếp tục kiến nghị UBND TP chỉ đạo thúc đẩy tiến độ xây dựng trường học tại các quận, huyện. Ông cũng đề nghị kiện toàn ban quản lý dự án các công trình quận, huyện, tổ chức định kỳ giao ban xây dựng trường học với sự tham gia của các sở liên quan, quận, huyện do Sở Kế hoạch - Đầu tư TP chủ trì với sự tham mưu của Sở GD-ĐT. Ông Nguyễn Văn Minh, Phó Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP, đề nghị Sở GD-ĐT TP phối hợp với các sở liên quan lập tổ đặc biệt do một phó giám đốc phụ trách để chuyên lo về quy hoạch, xây dựng trường học.

Riêng vấn đề quy hoạch mạng lưới trường học, theo ông Trương Song Đức nên giao chủ tịch UBND quận, huyện làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, ông Ngô Đạt, Ban Tư tưởng - Văn hóa Thành ủy, không đồng tình với đề nghị này vì theo ông là không khả thi. Ông đề nghị phải thay đổi cách làm quy hoạch như hiện nay vì không hiệu quả. “Các chủ tịch sẽ rũ bỏ trách nhiệm cho nhiệm kỳ trước. Đó là điều tôi rất băn khoăn”- ông Ngô Đạt nói. Theo ông, phải giao công tác quy hoạch về cho TP chủ trì, và phải quy trách nhiệm cụ thể, rõ ràng. Ông Nguyễn Thành Rum, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP, cũng cho rằng quận, huyện không phải là cấp làm quy hoạch, ý kiến của quận, huyện chỉ có ý nghĩa tham khảo.

Những việc cấp bách phải làm

Ông Trương Song Đức đi vào các công việc cụ thể cần làm ngay. Đó là các quận, huyện

Năm học 2004, có thêm 896 phòng học

Năm 2003, số phòng học được sửa chữa, nâng cấp và xây mới là 1.777, trong đó mầm non: 379, tiểu học: 755, THCS: 413, THPT: 230. Dự kiến đến ngày khai giảng 5-9-2004 sẽ xây thêm 896 phòng học, trong đó mầm non: 123, tiểu học: 246, THCS: 357; THPT: 118, trung tâm giáo dục thường xuyên: 52. Sẽ có 25 trường mới kịp đưa vào phục vụ năm học mới, trong đó mầm non là 4 trường, tiểu học: 5, THCS: 9 và THPT: 7.

cần quan tâm quy hoạch, triển khai xây dựng trường mầm non công lập đạt chuẩn, đặc biệt là quận 12. Về phía TP, cần giải quyết ngay kiến nghị của UBND huyện Bình Chánh về việc tạm ứng vốn bồi hoàn để thực hiện dự án xây mới Trường THPT Đa Phước; duyệt và ghi vốn cho dự án xây dựng giai đoạn 2 Trường THPT Năng khiếu TDTT Nguyễn Thị Định (quận 8); sớm triển khai các dự án xây mới Trường THPT Nguyễn Văn Cừ (xã Xuân Thới Thượng- Hóc Môn), Nguyễn Hữu Tiến (xã Đông Thạnh- Hóc Môn); THPT Hiệp Bình (Thủ Đức), THPT An Nghĩa (Cần Giờ), THPT An Phú (Q. 2), THPT Trần Hưng Đạo (Q. Gò Vấp), THPT Bình Lợi Trung (Q. Bình Thạnh)... Ông Đức cho biết các dự án này đã có quyết định phê duyệt dự án nhưng đến nay chậm triển khai thực hiện.

Bà Nguyễn Thị Hữu Hòa, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch- Đầu tư TP, trả lời các đề nghị của ông Trương Song Đức: Về dự án xây mới Trường THPT Đa Phước, Sở Kế hoạch- Đầu tư TP đã đưa vào kế hoạch tháng 4-2004 ứng vốn 6,2 tỉ đồng; về Trường THPT Năng khiếu TDTT Nguyễn Thị Định, đầu tuần sau sẽ chủ trì với các sở để xác định quy mô của dự án. Một số dự án trường THPT đã phê duyệt nhưng triển khai chậm do giải quyết đền bù, giải phóng mặt bằng...

Kiểm tra công trình xuống cấp

Về một số công trình trường học mới đưa vào sử dụng đã xuống cấp nêu trên Báo Người Lao Động, một đại diện Sở Xây dựng TP cho rằng chất lượng công trình phải do chủ đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra. Ông Nguyễn Văn Minh đề cập đến khâu duyệt dự án chưa chú ý đến “cốt nền”. “Chúng tôi đã đến một số trường và thấy “cốt nền” thấp hơn chung quanh nên chỉ cần một cơn mưa là trường ngập”- ông Minh nói và đề nghị Sở Xây dựng chú ý đến vấn đề này. Bà Nguyễn Thị Hữu Hòa cho biết: “Chúng tôi đang kiểm tra một số công trình mà báo chí nêu, xác định trách nhiệm thuộc về ai để chuẩn bị cho giao ban tháng 7-2004, sau đó sẽ có báo cáo trình UBND, HĐND TP”. Trả lời riêng Báo Người Lao Động, ông Trương Song Đức đồng ý cần tổ chức đoàn khảo sát các công trình trường học mới đưa vào sử dụng đã xuống cấp, từ đó xác định rõ trách nhiệm của ai và có báo cáo, kiến nghị cụ thể với lãnh đạo TP.

Từ Nguyên Thạch

------------------------------------------

Ông Tống Hữu Oanh, Phó Chủ tịch UBND quận 6:

Năm học 2005-2006, sẽ có Trường Tiểu học Chi Lăng mới

Trường Tiểu học Chi Lăng ở cơ sở cũ mà Báo NLĐ số ra ngày 18-6 đã phản ánh được tiếp quản từ sau ngày giải phóng. Ngôi trường mới được khởi công xây dựng ngày 21-10-2003 đến nay đã xong 1/3 diện tích. Theo dự án, trường mới được xây với 26 phòng học và phải giải tỏa 55 căn hộ. Trong thời gian chờ khu tái định cư mới, chúng tôi sẽ tiến hành đền bù giải tỏa thỏa đáng lấy mặt bằng xây trường. Dự kiến năm học 2005-2006, học sinh

Tóm tắt: Trường Tiểu học Chi Lăng xuống cấp, không có sân chơi. Công trình mới của trường này khởi công từ tháng 10-2003 đến nay chưa giải tỏa xong các hộ dân nên học sinh tiếp tục chờ. Ngoài ra, một số công trình khác cũng bị ngưng trệ do công tác giải phóng mặt bằng chưa xong.
Trường Tiểu học Chi Lăng sẽ được chuyển đến những phòng học khang trang.

Trường Mầm non Rạng Đông 6 khởi công xây dựng vào tháng 7-2003, nhưng vướng giải tỏa đền bù nên xây dở dang. Vừa qua, chúng tôi đã áp giá xong nhưng do thay đổi giá thuế nên phải áp giá lại, giá cao hơn 30%. Các hộ dân ở đây đã đồng ý di dời và chúng tôi cũng đã có khu tái định cư mới (chung cư lô C, Bình Tiên, P.4, Q.6) nên sẽ cho thi công vào tháng 8-2004.

Về Trường THCS Nguyễn Thái Bình, quận vẫn giữ ý định xây Trường THCS Nguyễn Thái Bình nhưng TP vẫn chưa có quyết định cụ thể. Vì vậy việc xây trường mới này tùy thuộc vào sự giải quyết của TP với Sở Công nghiệp để thu hồi mặt bằng.

-----------------------------------------------

Ông Trần Văn Thuận - Chủ tịch UBND lâm thời quận Bình Tân:

3,6 tỉ đồng chống ngập, sửa chữa

Quận Bình Tân là một quận mới nên cơ sở vật chất trường lớp còn thiếu nhiều. Chúng tôi biết tình trạng xuống cấp của rất nhiều trường lớp trên địa bàn quận và cảm ơn quý báo đã

Tóm tắt: Quận có nhiều trường ngập nước, quá tải như Tiểu học (TH) Bình Hưng Hòa, TH Tân Tạo, TH Bình Trị, TH Bình Hưng Hòa 2, Mầm non Âu Lạc, Mầm non Bình Trị...
quan tâm bằng những thông tin xác thực. Theo khảo sát, chúng tôi sẽ sửa chữa chống ngập 10 trường lớp trên địa bàn quận với kinh phí 1,6 tỉ đồng. Sửa chữa nhỏ 24 trường lớp với kinh phí 2 tỉ đồng. Hiện nay, đơn vị tư vấn đang hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế, dự kiến khởi công vào đầu tháng 7-2004 và hoàn thành vào cuối tháng 8-2004. Đầu năm học 2004-2005, hệ thống trường lớp của quận sẽ có những thay đổi tích cực.

Mỹ Dung ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo