xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sếu đầu đỏ vắng bóng

Minh Khanh

Sếu đầu đỏ là 1 trong 5 yếu tố giúp Vườn Quốc gia Tràm Chim vượt qua nhiều “đối thủ” để trở thành khu ramsar thứ 2.000 thế giới. Tuy nhiên, 20 năm nay, lượng sếu đến Tràm Chim từ 1.100 con đã giảm xuống chỉ còn khoảng 100 con/năm, thậm chí có năm không về

Vườn Quốc gia (VQG) Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp được xem là quê hương thứ hai của sếu đầu đỏ. Tuy nhiên, ở đây ngày càng xuất hiện nhiều mối đe dọa đối với loài chim mang biểu tượng linh thiêng này.

Thu hẹp sinh cảnh sống

Theo ông Nguyễn Hoài Bão, giảng viên Khoa Sinh học Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM, sếu đầu đỏ sinh sản ở Campuchia, tháng 8-12 hằng năm bay sang Việt Nam kiếm ăn. Chúng chỉ sống ở vùng đất ngập nước, ngủ cũng phải có nước xăm xắp chân. Vì thế, các đồng cỏ năng rộng lớn của VQG Tràm Chim chính là nơi sinh sống lý tưởng, sếu có thể tìm thức ăn là củ năng kim, cỏ, ếch, nhái, cá, ốc…

Sếu đầu đỏ về Vườn Quốc gia Tràm Chim ngày càng ít vì bị thu hẹp sinh cảnh sống Ảnh: TĂNG A PẨU
Sếu đầu đỏ về Vườn Quốc gia Tràm Chim ngày càng ít vì bị thu hẹp sinh cảnh sống Ảnh: TĂNG A PẨU

Sếu đầu đỏ đã trở thành biểu tượng của Tràm Chim và là một trong những yếu tố đặc trưng giúp VQG này trở thành ramsar (khu đất ngập nước) thứ 2.000 thế giới vào cuối năm 2012. Vậy nhưng, từ sau năm 2000, sếu về Tràm Chim chưa năm nào đạt đến con số 200 con. So sánh với thời điểm trước năm 1990 (khoảng 1.000-1.100 con/năm) sẽ thấy số lượng sếu trong 20 năm qua suy giảm nghiêm trọng. Theo Ban Quản lý VQG Tràm Chim, số lượng sếu  về đây hiện chỉ trên dưới 100 con.

Ông Bảo cho rằng khác với nhiều loài quý hiếm, sếu đầu đỏ không thuộc đối tượng bị săn bắt trộm. Nguyên nhân khiến đàn sếu về Việt Nam suy giảm là do bị thu hẹp sinh cảnh sống. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng các vùng đất ngập nước của Tràm Chim thành đất nông nghiệp thời gian qua đã thu hẹp vùng đất sống của sếu.

Bên cạnh đó, để phòng chống cháy rừng tràm, chính quyền địa phương đã phát triển quá nhiều hệ thống kênh đào, nhiều vùng đất ngập nước trở nên ngập úng quanh năm. Chính chế độ thủy văn không phù hợp đã thay đổi hệ sinh vật, nhất là cỏ năng kim bị chết hoặc không cho củ để sếu ăn. Sự biến động quần thể sếu ở Tràm Chim cho thấy chiều hướng đi đến tuyệt chủng loài chim này.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc VQG Tràm Chim, cho biết khu vực này còn bị một số loài ngoại lai nguy hại, nhất là cây mai dương, xâm lấn. Loài cây này đang hủy hoại dần những đồng cỏ năng kim, làm mất thức ăn và bãi ngủ của sếu. Ngoài ra, biến đổi khí hậu cùng với việc xây dựng các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông đã làm thay đổi chế độ thủy văn của Tràm Chim. Trong khi đó, chế độ thủy văn chính là yếu tố quyết định sự “tồn vong” của một vùng đất ngập nước.

“Cuộc chiến” giành đất

Ngoài VQG Tràm Chim, khu vực đồng cỏ Phú Mỹ ở Kiên Giang cũng là nơi kiếm ăn của sếu đầu đỏ. Tuy nhiên, theo TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, nguy cơ thu hẹp sinh cảnh sống của sếu ở khu vực này không khác gì VQG Tràm Chim.

Năm 2002, Hội Sếu quốc tế đã tài trợ khoảng 500.000 USD để thực hiện dự án “Khai thác bền vững đồng cỏ bàng kết hợp bảo tồn nghề thủ công địa phương”. Bên cạnh việc bảo tồn đồng cỏ bàng tự nhiên lớn nhất còn lại của vùng ĐBSCL và bảo vệ sinh cảnh cho sếu đầu đỏ, dự án còn quan tâm đào tạo nghề, tạo việc làm cho người dân địa phương để cùng bảo tồn, phát triển đồng cỏ vững chắc.

“Theo một cán bộ Ban Quản lý đồng cỏ bàng Phú Mỹ, đây là khu vực duy nhất ở ĐBSCL bảo vệ được 1.200 ha đồng cỏ và rừng tràm tự nhiên, phục hồi 60 ha và trồng mới 20 ha cỏ năng, khôi phục hệ sinh thái bền vững để thu hút sếu đầu đỏ trở về” - TS Long cho biết. Tuy nhiên, theo quan sát của TS Long, giữa màu xanh của đồng cỏ năng đã xen lẫn màu vàng của lúa vì nhiều người dân đã canh tác đến đây. Dẫu vậy, lúa chết cháy và không có hạt vì thiếu nước, không phù hợp thổ nhưỡng.

Tại khu vực này, nhiều người còn đang đào đất để nuôi tôm. Các nhà bảo tồn không khỏi lo lắng về sự thu hẹp và biến mất của đồng cỏ bàng trong “cuộc chiến” giành đất giữa người và sếu đầu đỏ nếu không có sự can thiệp của chính quyền địa phương bằng một quy hoạch rõ ràng giữa vùng đất sản xuất với bảo tồn.

Nguy cơ tuyệt chủng

Sếu đầu đỏ là một loài chim quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, nằm trong Sách Đỏ thế giới. Với chiều cao khi đứng có thể đạt tới 1,8 m, sếu đầu đỏ là loài cao nhất trong số những loài chim biết bay trên thế giới.

Tại một số nước Đông Nam Á, sếu đầu đỏ được xem là loài chim hạc linh thiêng, gắn với nhiều truyền thuyết. Ở Thái Lan, nơi nào có sếu đầu đỏ làm tổ, người dân sẽ di dời ra xa khu vực đó.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo