xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sơn Trà vẫn ngổn ngang

Bài và ảnh: BÍCH VÂN

Thời hạn phải báo cáo Thủ tướng về những dự án ở Sơn Trà sắp đến nhưng các cơ quan chức năng của TP Đà Nẵng cho biết vẫn đang trong quá trình rà soát...

UBND TP Đà Nẵng đã ra "tối hậu thư" cho Sở Kế hoạch và Đầu tư TP cùng các cơ quan liên quan phối hợp rà soát từng dự án cụ thể ở bán đảo Sơn Trà (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà), báo cáo với Thành ủy Đà Nẵng trước ngày 5-8 để báo cáo Thủ tướng trước ngày 30-8. Thế nhưng, đến nay, các đơn vị này vẫn đang loay hoay tìm cách giải quyết các dự án. Trong đó, nhiều dự án hơn 10 năm qua vẫn án binh bất động.

Nhận đất rồi... bỏ hoang

Theo tìm hiểu của phóng viên, từ trước năm 2013, tại bán đảo Sơn Trà đã có 25 dự án được UBND TP Đà Nẵng cho phép đầu tư. Trong số này, có 18 dự án du lịch, còn lại là các công trình quốc phòng, văn hóa, tín ngưỡng… Trong số 18 dự án du lịch, 11 dự án đã được phê duyệt với tổng diện tích hơn 1.075 ha, nhiều dự án đã triển khai một phần và đang triển khai.

Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa của Công ty CP Biển Tiên Sa là một trong số các dự án nêu trên. Đầu tháng 3-2017, người dân TP Đà Nẵng phát hiện Công ty CP Biển Tiên Sa đào xới xây 40 móng biệt thự làm nham nhở một phần núi Sơn Trà. Dự án này đang bị dừng thi công, mỗi khi mưa lớn, đất đá lại đổ xuống biển.

Sơn Trà vẫn ngổn ngang - Ảnh 1.

Được cấp đất đã nhiều năm nhưng một số dự án du lịch tại bán đảo Sơn Trà vẫn bị bỏ hoang

Ngoài ra, 5 dự án du lịch khác được phê duyệt ở Sơn Trà đã triển khai một phần từ nhiều năm trước nhưng đến nay vẫn giậm chân tại chỗ vì lý do… thiếu vốn. Cụ thể, đó là Khu du lịch Bãi Trẹ (thuộc dự án Mercure Sơn Trà Resort) của Công ty CP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico); Khu du lịch sinh thái, nhà nghỉ, dịch vụ của Công ty TNHH Du lịch và Đầu tư xây dựng Sơn Hải; Tổ hợp du lịch - dịch vụ cao cấp Sơn Trà của Công ty CP Sơn Trà; Khu du lịch Bãi Bụt - Sơn Trà của Công ty CP Hải Duy… Các dự án này hiện chỉ có tường rào, phần thô của biệt thự…

Khó thu hồi

Trong phiên họp HĐND TP Đà Nẵng mới đây, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết TP đang nỗ lực để giải quyết bài toán Sơn Trà. Khó khăn lớn nhất là làm thế nào để hài hòa giữa môi trường sinh thái và quyền lợi của các nhà đầu tư. Theo ông Thơ, tất cả các dự án ở Sơn Trà đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với TP Đà Nẵng.

Ông Thơ cũng nhận định vấn đề trên là một thách thức rất lớn đối với TP Đà Nẵng, nhất là việc bố trí lại và bồi thường cho các nhà đầu tư. Lãnh đạo TP Đà Nẵng sẽ xem xét kỹ để có quyết định cuối cùng chứ không để bị cuốn theo dư luận.

Trong khi đó, ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng, cho rằng giữa lúc dư luận đang dồn sức quan tâm đến Sơn Trà thì các nhà đầu tư ở đây cũng nên hợp tác tốt với lãnh đạo TP để có cách giải quyết tốt nhất. Nếu các nhà đầu tư nhường đất để Sơn Trà tiếp tục được giữ nguyên hiện trạng thì họ sẽ được dư luận, nhân dân cả nước ủng hộ.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Văn Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng, cho biết sở vẫn đang trong quá trình rà soát từng dự án ở Sơn Trà. Trong quá trình này, sở luôn có báo cáo để UBND TP xem xét. Trong khi đó, lãnh đạo UBND quận Sơn Trà cho rằng cấp quận chỉ là đơn vị tham mưu và tham gia họp bàn chứ không nắm rõ về các dự án ở Sơn Trà.

Ông Đào Tấn Bằng, Chánh Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng, khẳng định UBND TP đã có văn bản yêu cầu các cơ quan chức năng báo cáo về các dự án ở Sơn Trà để báo cáo với Thường trực Thành ủy trước ngày 5-8. Thế nhưng, đến nay, Thành ủy vẫn chưa rõ tiến độ việc này. "Chúng tôi được biết là phía UBND TP đang làm, còn khi nào báo cáo với Thành ủy thì cũng do phía UBND TP lên lịch làm việc" - ông Bằng nói. 

Đà Nẵng "vượt quyền"?

Ông Hồ Duy Diệm, nguyên Chủ tịch Hội Quy hoạch TP Đà Nẵng, cho rằng từ năm 2003 đến 2012, lãnh đạo TP đã cắt đất ở Sơn Trà để bán cho doanh nghiệp và cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, lúc bấy giờ Sơn Trà là rừng đặc dụng và theo quy định, chỉ Thủ tướng Chính phủ mới có quyền chuyển đổi đất rừng đặc dụng sang đất đô thị. Nếu diện tích chuyển đổi lên đến hơn 50 ha thì việc chuyển đổi phải thông qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

"Thế nhưng, lãnh đạo Đà Nẵng khi ấy đã vượt quyền, cắt đất Sơn Trà và cấp sổ đỏ trái với quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp mua lại đất bây giờ chắc cũng đã hiểu sổ đỏ nắm trong tay được cấp từ các quyết định trái luật. Chính vì thế, để giải bài toán Sơn Trà, cần phải đề nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc kiểm tra toàn bộ quy trình chuyển đổi, cấp đất ở bán đảo này. Nếu thấy vi phạm, Thủ tướng cần có quyền thu hồi, còn doanh nghiệp kiện thì cứ để họ kiện" - ông Diệm nói.

Theo ông Diệm, khi doanh nghiệp kiện ra tòa thì những khuất tất phía sau việc cấp đất vi phạm pháp luật sẽ được minh bạch. Lúc đó, pháp luật sẽ truy trách nhiệm cá nhân liên quan chứ không phải TP Đà Nẵng đứng ra bồi thường cho doanh nghiệp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo