xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sống cùng rác thải

Bài và ảnh: BÍCH VÂN

Trên núi rác ngập ngụa bốc mùi hôi nồng nặc, hàng trăm lao động chấp nhận khổ sở để miệt mài mưu sinh hằng ngày

Giữa cái nắng hầm hập, bãi rác Khánh Sơn, TP Đà Nẵng đập vào mắt mọi người với hình ảnh hàng trăm người trong những bộ quần áo sờn cũ, khẩu trang che kín mặt, vai đeo giỏ nan đang lùng sục tìm kiếm những vật dụng còn sót lại trong những núi rác. Vì mưu sinh, họ bất chấp hiểm nguy, bệnh tật để sống chung cả đời với rác thải.

Không chê thứ gì!

Từ sáng sớm, hàng chục xe rác nối đuôi nhau đưa rác từ trung tâm thành phố về Khánh Sơn. Khi những chiếc xe đổ rác xuống bãi, hàng chục lao động xúm lại. Dụng cụ bới rác là một chiếc cuốc chĩa và một chiếc giỏ. Tất cả họ cùng bới trong đống rác lượm lặt từng món rác nhỏ có thể bán được như bao ni-lông, giấy vụn, phế liệu, chai nhựa… thậm chí cả xương động vật hay cả thức ăn thừa.

Mỗi người chọn một chỗ trống trên bãi rác để đổ “thành quả” mà họ lượm được rồi phân loại. Bà Nguyễn Thị Lan (54 tuổi) cho biết hầu hết các loại rác thải nhặt được đều có thể bán. Vừa nói, bà Lan vừa phân loại từng thứ một, bao ni-lông hay gọi là lông giòn bán 800 đồng/kg, sắt phế liệu thì tùy loại có giá khác nhau, xương (heo, bò) cũng có giá 800 đồng/kg…

Trong đống rác thải nồng nặc mùi hôi và tưởng chừng toàn là những thứ bỏ đi ấy vậy mà nhiều người nhặt rác đã lượm được những món hời. Ông Nguyễn Hoàng (75 tuổi) cho biết mấy tháng trước, bà T. nhặt được bao tiền chừng 30 triệu đồng toàn tờ 200.000 đồng mới cứng.

“Còn nhớ, có lần, 3 phụ nữ cùng xới đống rác thì phát hiện một túi ni-lông bên trong có chứa toàn tiền polymer. Khi mở ra, họ cứ run run và ngỡ đây là tiền giả. Khi mang xuống ngân hàng hỏi, họ mới biết là tiền thật. Tổng số tiền lượm được là hơn 230 triệu đồng!” - ông Hoàng kể thêm.

Cả nhà nhặt rác

Bãi rác Khánh Sơn nằm sát ở chân núi và cách xa khu dân cư thuộc địa phận phường Hòa Khánh Nam. Ban đầu chỉ có vài người tìm đến mưu sinh nhưng càng về sau hình thành cả đội quân chuyên nhặt rác. Trong đó, có những gia đình cả cha mẹ, con cái nối tiếp nhau với nghề .

Nơi đây là nguồn mưu sinh chính của người nhặt rác
Nơi đây là nguồn mưu sinh chính của người nhặt rác

Oằn lưng cõng giỏ rác trên vai, bà Phạm Thị Vui (50 tuổi), ngụ phường Hòa Khánh Nam, tiếp chuyện chúng tôi. Có thâm niên hơn 20 năm làm nghề nhặt rác ở bãi rác Khánh Sơn, bà Vui coi nơi đây như chỗ gắn bó với cuộc đời mình. Bà không chồng và nuôi 2 con gái. Hiện đứa con gái nhỏ vẫn còn đang tuổi đi học, con gái lớn thì theo mẹ nhặt rác từ năm học lớp 4.

“Riết rồi cũng không nhớ nó nghỉ học khi nào để đi làm cái nghề nhặt rác này. Rồi nó lấy chồng, thằng đó cũng nhặt rác ở đây luôn. Cả ngày ở trên bãi rác rồi mang bầu mà vẫn sinh được thằng cu cũng kháu khỉnh lắm!” - bà Vui tâm sự.

Gần đó, ông Nguyễn Hoàng quay sang nói: “Ai cũng kêu sao không kiếm cái nghề gì sạch sẽ hơn chút để kiếm tiền, thiếu gì chỗ mà chui lên bãi rác bẩn thỉu này”. Nhưng ngó rứa chớ bãi rác này nuôi sống được biết bao nhiêu là người rồi. Mình lên đây lượm rác rồi bán lại, đồ họ bỏ đi mình lấy công bới lại để kiếm tiền thì có gì là xấu đâu”. Ông Hoàng cho hay con trai ông cũng nhặt rác ở đây.

Khoảng 8 năm trước, ông Hoàng mưu sinh bằng nghề nông. Dự án bãi rác Khánh Sơn mới đã lấy đi mấy sào ruộng của gia đình và từ đó ông Hoàng phải mưu sinh ở bãi rác này.

Sống có nghĩa tình

“Nhặt nhạnh bao ni-lông để kiếm từng đồng nhưng họ không hề tham lam, sống rất nghĩa tình” - ông Hà Văn Thái, Giám đốc Xí nghiệp Quản lý bãi và Xử lý chất thải Đà Nẵng (thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Đà Nẵng), cảm thấy hãnh diện khi kể lại câu chuyện 3 người phụ nữ nhặt được bao tiền 230 triệu đồng nhưng không hưởng cho riêng mình mà chia cho các “đồng nghiệp” mỗi người một ít.

Hiện tại, bãi rác Khánh Sơn có từ 100 đến 150 người nhặt rác mưu sinh mỗi ngày. Theo ông Thái, việc người dân vào bãi rác để mưu sinh lẽ ra là không được phép bởi họ vào nhặt rác tự do, không có phương tiện bảo hộ nên dễ sinh bệnh. Nhưng ông Thái thừa nhận việc cấm người dân nhặt rác lá khó thực hiện vì cấm có nghĩa là họ hết đường sống!

Bà Lê Thị Tuyết Mai, Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Nam, cho biết địa phương rất khó xử trong việc tính toán phương án thay đổi ngành nghề cho những người nhặt rác ở Khánh Sơn. Phần lớn những người nhặt rác đều có trình độ thấp và đã lớn tuổi nên khó tìm được công việc thích hợp.

“Nguyện vọng của tôi là muốn thành phố đầu tư dây chuyền xử lý và phân loại rác. Lúc đó, chính quyền có thể tận dụng người nhặt rác làm công đoạn phân loại thủ công để cuộc sống của họ không bấp bênh như hiện nay ” - ông Thái tâm tư.

Xây mộ cho trẻ sơ sinh

Những câu chuyện đau lòng ít ai biết đến là có khi trong những núi rác, người nhặt đã vô tình lượm được... thi hài trẻ sơ sinh. Và đến nay, đã có 5 ngôi mộ được người nhặt rác ở Khánh Sơn lập để nhang khói cho số phận ngắn ngủi của những đứa trẻ bất hạnh.Những ngôi mộ này được lập ngay trên khoảng đất trống nằm phía sau văn phòng Xí nghiệp Quản lý bãi và Xử lý chất thải Đà Nẵng do lãnh đạo xí nghiệp bố trí.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo