xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sự học ngày nay

NGUYỄN VĨNH NGUYÊN

Một năm học mới bắt đầu. Cả xã hội chộn rộn, nháo nhác với chuyện học hành. Từ cấp khai tâm như tiểu học cho đến cấp trưởng thành như ĐH, nhìn đâu cũng thấy đầy những ngổn ngang.

Áp lực từ chương trình giáo khoa nặng nề cộng với quán tính chỉ tiêu, thi đua trong toàn hệ thống giáo dục đang đè nặng lên người học từng ngày, từng giờ. Tình trạng trẻ buộc phải biết chữ trước khi vào lớp 1, chuyện dạy thêm, học thêm, bệnh thành tích, giáo khoa từ chương ôm đồm… trở thành những vấn đề giải quyết mãi không xong. Học sinh hôm nay đến trường, bên cạnh chiếc cặp quá tải còn trĩu nặng tâm lý lo âu.

Nhìn vào bức tranh tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay có thể thấy sự rối rắm đang là dẫn chứng cụ thể nói lên chất lượng chính sách giáo dục và hệ quả của những đường lối thiếu tính toán. Về phương diện kinh tế, trong khi trên lý thuyết, giáo dục được coi là quốc sách, là phúc lợi, là không chấp nhận thương mại hóa… thì trên thực tế, người dân vẫn đang gồng gánh những khoản nặng nề để con cái theo đuổi sự học. Đó là chưa nói đến những khoản phí liên quan như xoay xở thi cử, kể cả học những kỹ năng căn bản mà nhà trường không dạy hoặc dạy một cách qua loa, lệch lạc.

Các khoản đầu tư cho giáo dục tăng; lo lắng, tâm não đổ vào cuộc chạy theo cơ chế tăng trong khi chất lượng sản phẩm giáo dục được đào tạo ra lại không đáp ứng mong đợi - tỉ lệ thất nghiệp sau tốt nghiệp ĐH cao, trình độ đào tạo trong nước chưa thể liên thông với các tiêu chuẩn toàn cầu, chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong nước…

Trong khi các quan chức giáo dục đang tự thỏa mãn với những “tiến bộ” trong giáo dục so với ngày hôm qua, như một phép thắng lợi tinh thần thì người dân đang trả giá quá nặng nề, tương lai đất nước phải chịu thiệt thòi quá lớn từ những chính sách thiếu bài bản.

Nguyên nhân do đâu? Ba điều mà GS Hoàng Tụy (nhận Giải thưởng Phan Châu Trinh về giáo dục năm 2010) đã chỉ ra trong cuốn “Giáo dục: Xin cho tôi nói thẳng” (NXB Tri Thức): Giáo dục sa sút không phải vì thiếu tiền mà vì quản lý yếu kém; cần sự cải cách có hệ thống chứ không nên là những đổi mới vụn vặt; giáo dục không phải là phòng thí nghiệm, càng không phải là nơi để học việc lãnh đạo. “Sự sa sút của giáo dục có nguyên nhân khách quan: do đất nước nghèo, đầu tư không đủ, do trình độ non yếu của thầy cô giáo, do ý thức người dân lạc hậu, do phụ huynh cũng là “đồng tác giả” của nhiều sai lầm yếu kém của giáo dục... Đương nhiên, tất cả những nguyên nhân này đều đúng song muốn lay chuyển tình hình phải thừa nhận nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân của mọi nguyên nhân, đó là lãnh đạo, quản lý bất cập, bất cập cả tâm lẫn tầm và từ trên xuống dưới” - GS Tụy diễn giải.

Đầu năm học mới, tiếng trống trường vang lên trong rộn ràng và ngổn ngang âu lo. Tương lai giáo dục sẽ ra sao nếu nhìn vào mọi cấp học đều thấy rối bời? Có lẽ sự mất mát lớn nhất là sự bất xác tín của chính người học, của phụ huynh, của người dạy, người dân nói chung vào nội lực, con đường của nền giáo dục; qua đó cũng phản ánh phần nào viễn kiến của họ về tương lai đất nước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo