xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TÁI ĐỊNH CƯ, CÀNG THÊM KHỔ (*): Đừng bắt dân chịu khổ!

TỬ TRỰC - ANH TÚ

Cần rà soát, đánh giá lại chính sách về tái định cư, có quy định cụ thể để việc lập khu tái định cư, khu kinh tế mới phát huy hiệu quả, thực sự bảo đảm cuộc sống ổn định cho người dân sau di cư

Chính sách về định canh định cư, di dân làm kinh tế mới là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều năm qua, do nhiều vướng mắc, bất cập, hầu hết các khu tái định cư (TĐC), thôn kinh tế mới ở các tỉnh, thành rơi vào trì trệ, đời sống, việc làm của người dân không được bảo đảm.

Chỉ biết nhìn dân bỏ đi

Khu TĐC An Chỉ Tây (xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) xây dựng cách đây 7 năm, trên diện tích 8.000 m2. 40 hộ dân nằm trong vùng sạt lở sông Vệ được đưa vào đây. Thế nhưng, sau một thời gian chuyển đến, hơn 30 hộ bỏ đi nơi khác. Bà Võ Thị Kim Tuyển, một trong số ít hộ dân còn sống ở khu TĐC An Chỉ Tây, chia sẻ: “Lúc được chuyển về khu TĐC này, bà con rất vui vì có được nhà mới khang trang. Nhưng vì đường sá đi lại khó khăn, điện nước bữa có bữa không, đất sản xuất cũng không nên họ bỏ đi hết, giờ chỉ còn 5 hộ. Tôi già rồi, cố ở được ngày nào hay ngày đó”.

Khu TĐC Gò Tranh (xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành) được Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi xây dựng vào năm 2010, phục vụ 73 hộ dân di dời từ vùng sạt lở. Nhưng sau 7 năm, khu kinh tế mới này trở nên hoang tàn, không một hộ dân sinh sống.

Khu tái định cư làng Bung (xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) thiếu vắng người dân đến sinh sống Ảnh: TỬ TRỰC
Khu tái định cư làng Bung (xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) thiếu vắng người dân đến sinh sống Ảnh: TỬ TRỰC

Ông Nguyễn Văn Kỳ (ngụ xã Hành Thịnh) cho hay đa phần người dân thuộc diện TĐC đều nghèo khó. Vì không được cấp đất sản xuất nên họ bỏ đi hết. Cũng theo lời ông Kỳ, người dân trở về làng cũ dựng lều, chòi trên đất sản xuất để ở tạm. Chỉ khi mùa lũ dâng cao, họ mới trở lại đây để tránh lũ.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, chỉ riêng huyện Nghĩa Hành hiện có 9 khu TĐC phục vụ di dời các hộ dân ở vùng trũng thấp, vùng sạt lở ven sông, sạt lở núi. Hầu hết các khu TĐC đều không phát huy được tác dụng do đường sá đi lại khó khăn, người dân thiếu điện, nước sinh hoạt, đất canh tác. Một cán bộ xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành, bộc bạch: “Xã nhiều lần kiến nghị phải cấp đất sản xuất cho người dân nhưng vì quỹ đất eo hẹp nên không giải quyết được. Chúng tôi chỉ biết ngồi nhìn dân bỏ đi”.

Ông Đàm Bàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành, thừa nhận trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều khu TĐC chưa mang lại hiệu quả như mong đợi, tình trạng người dân bỏ đi nơi khác vẫn còn diễn ra. “Hiện nay chúng tôi đang yêu cầu chấn chỉnh những bất cập, tồn tại ở các khu TĐC. UBND huyện cũng có văn bản yêu cầu các xã khẩn trương lập danh sách các hộ dân đến ở lâu dài để UBND huyện có cơ sở xem xét cấp đất ở, đất sản xuất, tạo điều kiện cho bà con sinh sống, ổn định cuộc sống” - ông Bàng nói.

Đi không được, ở không xong

Trong lúc các khu TĐC phục vụ di dời làm kinh tế mới sử dụng từ nguồn vốn nhà nước bị tắc thì hiện nay ở hầu khắp các địa phương, do cách làm nóng vội, ưu ái cho nhà đầu tư lấy đất lập dự án khiến người dân bị “treo niêu”, cuộc sống bấp bênh.

Điển hình là hàng trăm hộ dân ở 2 phường Đống Đa và Nhơn Bình của TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, gần 10 năm nay phải sống lay lắt bên dự án khu đô thị - thương mại Bắc sông Hà Thanh, bị treo năm này qua năm khác.

Dự án do Công ty An Phú Thịnh làm chủ đầu tư. Từ năm 2007, UBND tỉnh Bình Định giao Trung tâm Phát triển quỹ đất và Công ty An Phú Thịnh xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ để giải phóng mặt bằng.

Thế nhưng đến nay, các khâu này vẫn bị tắc, người dân chưa biết lúc nào vào khu TĐC của dự án. Cụ Huỳnh Thị Hương (80 tuổi; ngụ khu vực 9, phường Đống Đa) than thở: “Nhà cũ thì họ không cho sửa chữa, xây dựng; còn đất TĐC họ lại chưa cấp nên chúng tôi đành phải sống tạm bợ, khổ sở thế này”.

Gần 300 hộ dân của khu vực 9 - phường Đống Đa đang lâm vào tình cảnh khốn đốn như thế. Cạnh đó là hơn 300 hộ dân thuộc khu vực 3 và 4 của phường Nhơn Bình cũng nằm trong diện giải tỏa của dự án “rùa bò” này.

“Mười năm trước, chính quyền địa phương thông báo nhà chúng tôi nằm trong vùng quy hoạch để làm dự án, đồng thời đề nghị bà con không cơi nới, xây dựng mới nhà cửa, chuồng trại. Tiếp đó, chủ đầu tư đến đo đạc diện tích bị giải tỏa để đền bù. Vậy nhưng từ đó đến nay, dự án vẫn chỉ trên giấy. Chúng tôi muốn đi cũng không được vì chưa có đất TĐC, mà ở cũng không xong vì nhà xuống cấp, dột nát, nguy hiểm” - anh Trần Văn Hùng (ngụ khu vực 3, phường Nhơn Bình) bức xúc.

Chia sẻ khó khăn với người dân, ông Trần Ngọc Hiền, Chủ tịch UBND phường Nhơn Bình, nói: “Chúng tôi đã nhiều lần báo cáo lên cấp trên, đề nghị đẩy nhanh tiến độ dự án chứ không thể bắt dân chịu khổ mãi”.

Dù vậy, người dân khó có thể yên lòng khi nghe ông Đặng Trung Thành, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định, trả lời: “Dự án vẫn đang được chủ đầu tư tiếp tục triển khai”.

Thiếu đất sao yên bề định cư

Ngoài huyện Nghĩa Hành, toàn tỉnh Quảng Ngãi có hàng chục khu TĐC rơi vào tình cảnh hoang tàn, không có người dân sinh sống. Điển hình như các khu TĐC Cây Chò (xã Trà Tân, huyện Trà Bồng), khu TĐC Làng Bung (xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà)…

Từ sự trì trệ triển khai chính sách TĐC ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Trị và nhiều tỉnh, thành khác, nhiều chuyên gia cho rằng cần phải đánh giá toàn diện về chính sách này, cũng như nghiên cứu, xây dựng cơ chế về lập khu TĐC để bảo đảm người dân thuộc diện TĐC có nhà ở ổn định, đất đai canh tác. Người dân không thể an cư nếu thiếu đất.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 9-3

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo