xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tâm tư trước vận hội lớn

Cát Tường

Sau khoai tây, dâu tây Trung Quốc đội lốt khoai tây, dâu tây Đà Lạt, thêm lần nữa, một đặc sản khác của xứ sở ngàn hoa là quả hồng giòn cũng bị thứ trái cây cùng tên của nước láng giềng phía Bắc phá hoại.

Hồng giòn là trái quý, nổi tiếng của Đà Lạt, không nơi nào trên đất nước trồng được. Từ 18.000-25.000 đồng/kg trước đây, nay giá hồng giòn sụt đi 10 lần, đến cả người mua cũng ngạc nhiên vì giá rẻ bất ngờ.

Thua lỗ và ế ẩm, như một phản xạ tự nhiên, người dân địa phương chặt bỏ những vườn hồng để trồng cà phê hoặc hoa. Diện tích trồng loài trái đặc sản này nay chỉ còn khoảng 300 ha (sản lượng khoảng 4.592 tấn), chỉ bằng 10% so với 10 năm trước, sắp tới sẽ còn thu hẹp hơn nữa.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó chủ yếu là do hồng Trung Quốc tràn sang quá nhiều với giá cực kỳ cạnh tranh. Cũng bởi hám lợi, không ít người bán đã tráo hồng bản địa với hồng Trung Quốc, đánh lừa người tiêu dùng, góp phần “giết” hồng Đà Lạt. Và, vì không có nhà máy chế biến, lại thu hoạch rộ cùng thời điểm trong khi loại trái này không để lâu được, hồng Đà Lạt lập tức lâm vào cảnh dội chợ, không rớt giá mới lạ.

Cái chết ấy đã được báo trước. Biết trước nhưng không tránh được. Nói cách khác, nông dân vừa trồng vừa cầu may. Trước khi trồng hồng, không loại trừ họ cũng đã chặt bỏ vườn cây nào đó. Nay họ chặt bỏ hồng để trồng cà phê, trồng hoa mà không biết đầu ra sắp tới thế nào nên rồi cũng sẽ chặt cà phê, bỏ hoa chạy theo thứ khác, bán được hơn. Vòng luẩn quẩn trồng cây gì - nuôi con gì xoay nông dân lao đao lận đận và bế tắc!

WTO (Tổ chức Thương mại thế giới) đã không giúp nền kinh tế nước nhà vươn vai lớn mạnh như nhiều người tưởng. Sau gần 10 năm vào sân chơi này, chúng ta đã thấu tỏ điều đó. Đây chính là bài học lớn để soi đường cho hành trình TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) dự kiến có hiệu lực vào đầu năm tới. Vận hội từ TPP đã rõ và không riêng chúng ta có được điều ấy, 11 nước còn lại vừa là đối tác vừa là đối thủ, họ cũng tranh thủ cơ hội và tìm kiếm lợi ích như ta. Vì thế, món ngon không dưng mà có, “muốn ăn phải lăn vào bếp”. Không ai tự giàu lên được, phải “tay làm” thì mới có để “hàm nhai” như cha ông đã dạy.

Sau khối doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, nông dân có lẽ là thành phần “lơ mơ” nhất về các hiệp định thương mại trong khi họ là lực lượng sản xuất chính yếu. Hồng đặc sản mà như vậy, lúa gạo thì cũng thế và những dưa hấu, thanh long, vải thiều... còn bấp bênh hơn. Trước khi Việt Nam vào WTO, nông dân xứ ta ngơ ngác; sau WTO, vẫn ngơ ngác và đơn độc trên con đường tìm bán sản phẩm thấm đẫm bao mồ hôi công sức. Bây giờ thêm TPP cùng hàng loạt FTA (Hiệp định Thương mại tự do), nghĩa là sắp tới thị trường mở toang, nông sản Việt bị thập diện mai phục, ai làm chỗ dựa nông dân dò dẫm vào thương trường năm châu bốn bể luôn đầy sóng dữ? Cầm cự không lại trên sân nhà thì làm sao thắng được trên sân khách dù với các hiệp định đã ký, cơ hội cho hàng Việt cũng rất lớn!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo