xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tàn phá di sản ASEAN

Bài và ảnh: HOÀNG THANH

Hàng trăm cây gỗ giáng hương quý hiếm trong Vườn Quốc gia Chư Mom Ray bị đốn hạ, đốt gốc để phi tang mà lực lượng chức năng không hề hay biết

Chiều 17-6, ông Bùi Thanh Bình, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Kon Tum, cho biết trong ngày 18-6 sẽ xin ý kiến UBND tỉnh, sau đó thành lập đoàn kiểm tra vào khu vực Vườn Quốc gia Chư Mom Ray (thuộc địa phận 2 huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi) để kiểm tra thông tin lâm tặc tàn phá, khai thác gỗ giáng hương mà phóng viên Báo Người Lao Động cung cấp.

Đổ dầu đốt gốc phi tang

Bức xúc trước việc lâm tặc vào khai thác gỗ giáng hương trong thung lũng Ja Book thuộc Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, một người dân đã ghi hình lâm tặc “xẻ thịt” rừng làm bằng chứng.

Những khúc gỗ giáng hương có đường kính lớn bị cháy nham nhở còn sót lại
Những khúc gỗ giáng hương có đường kính lớn bị cháy nham nhở còn sót lại

Ngày 16-6, anh T. đã dẫn phóng viên lần theo con đường mới mở để ô tô chạy luồn sâu vào trong rừng. Đi được khoảng 500 m, chúng tôi thấy hơn 50 cây gỗ giáng hương đường kính lớn bị đốn hạ. Các cây này bị lấy mất phần thân, chỉ còn trơ lại cành, nhựa rỉ ra đỏ như máu, lá chưa khô hẳn. Người dẫn đường cho biết đây là những cây đã được cắt hạ khoảng hơn 1 tháng, gốc mới chỉ bị đốt bỏ khoảng 1 tuần trở lại đây.

Nhiều gốc cây gỗ bị đốt cháy nham nhở, khói còn nghi ngút. Một số gốc cây khác bị chất lên những tấm ván bìa đang cháy. “Các gốc cây và khúc gỗ này bị tâm tặc bỏ lại, sau đó đổ dầu đốt phi tang. Chỉ một vài trận mưa là sẽ xóa sạch dấu vết, nếu có kiểm tra cũng không phát hiện được gì” - anh T. giải thích.

Cạnh đó, trên một con đường khác mà ô tô có thể chạy được, hàng chục cây gỗ hương bị đốn hạ trong tình trạng tương tự. Theo anh T., người dân gọi khu vực này là bãi hương Ja Book. Cách đây mấy năm, nơi đây còn rất nhiều gốc gỗ giáng hương cổ thụ. Nay cả bãi chỉ còn một vài cây nhỏ chưa có giá trị hoặc những cây bị bọng (thối ruột).

Dân không vào được, ai khai thác?

Trước khi dẫn chúng tôi vào rừng, anh T. căn dặn: “Phải mặc đồ đẹp mới đi được qua chốt liên ngành tại Đắk Rơ Ngao. Nếu mặc đồ đi làm rừng sẽ bị chặn lại và đuổi ra ngoài”. Nghe lời anh T., chúng tôi qua được chốt liên ngành, Trạm Quản lý bảo vệ rừng Đắk Tao và Đồn Biên phòng Rơ Kơi (đồn 705).

Địa điểm những cây gỗ giáng hương bị chặt hạ nằm trong khoảng giữa Đồn Biên phòng Rơ Kơi và Trạm Quản lý bảo vệ rừng Ja Book, cách Đồn Biên phòng Rơ Kơi chừng hơn 1 km, cách Quốc lộ 14C khoảng 300-400 m.

Anh T. tiết lộ người dân rất khó vào được rừng này khai thác bởi có nhiều cơ quan chức năng từ chính quyền xã, kiểm lâm vườn quốc gia và Đồn Biên phòng Rơ Kơi quản lý. “Mấy người dân đi mót cành cây, gốc gỗ hương khô khi mang ra khỏi rừng đều bị bắt giữ. Vì vậy, không thể có người dám chặt hạ, không chỉ một mà cả trăm gốc cây hương quý hiếm ngay gần đồn biên phòng như vậy” - anh T. nói.

Theo ông Bùi Văn Quang, Giám đốc Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, khu vực trên nằm gần Đồn Biên phòng Rơ Kơi, có cả diện tích được đồn biên phòng nhận khoán nên vào được không dễ. Hằng tháng khi giao ban, ban giám đốc vườn đều chỉ đạo, tuần tra kiểm soát liên tục. Ông Quang kể ông mới về nhận công tác được 6 tháng thì đã có 3 vụ truy tố, kỷ luật 3 trạm trưởng các xã Bờ Y, Sa Nhơn, Sa Loong vì để mất rừng.

Ông Nguyễn Hữu Nho, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum, cho hay chưa nghe thông tin gì về tình trạng phá rừng tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. “Tôi tin rằng vừa rồi tỉnh mới tổ chức hội nghị về phương án quản lý bảo vệ rừng. Với sự diễn tập, phối hợp giữa chính quyền các xã, biên phòng thì rất khó xảy ra những sự việc như các anh quay phim được” - ông Nho nói.

Ngôi nhà của hàng trăm loài động, thực vật quý hiếm

Trên trang web của Vườn Quốc gia Chư Mom Ray vẫn còn đăng trang trọng giấy chứng nhận là Di sản Đông Nam Á do Hiệp hội Các nước Đông Nam Á công nhận vào cuối năm 2013. Theo các nhà khoa học, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray có gần 1.500 loài thực vật và 620 loài động vật. Trong đó, 114 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, cánh đồng cỏ (thung lũng Ja Book) rộng vào loại lớn nhất Việt Nam (hơn 9.000 ha) thu hút nhiều loài thú móng guốc và thú ăn thịt quý hiếm sinh sống.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo