xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng cường giám sát cán bộ

Trường Hoàng thực hiện

Ông Trần Thế Lưu - Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy TP HCM - cho biết như trên khi nói về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí

Phóng viên: Kết quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí của TP HCM thời gian qua như thế nào, thưa ông?

- Ông Trần Thế Lưu: Thời gian qua, Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, Kết luận số 21-KL/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Nhìn chung, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí trên địa bàn TP đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức của cấp ủy, người đứng đầu, lãnh đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị có chuyển biến tích cực; việc xây dựng, ban hành nghị quyết, kế hoạch, chương trình và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí dần đi vào nền nếp. Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí như: cải cách thủ tục hành chính; thực hiện công khai, minh bạch các hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức; thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp và chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí... đã được thực hiện đồng bộ với việc đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan chức năng… có tác động tích cực trong việc phòng ngừa, hạn chế tình trạng tham nhũng, tiêu cực.

img

Thưa ông, tham nhũng, lãng phí tập trung vào những ngành, lĩnh vực nào?

- Căn cứ một số vụ việc tiêu cực, tham nhũng đã được các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý thì hiện nay, tình trạng tiêu cực, tham nhũng thường xảy ra ở một số ngành, lĩnh vực sau: tín dụng, ngân hàng; thuế; hải quan; quản lý thị trường; quản lý, đăng ký, sử dụng đất đai; thủ tục hành chính về đầu tư, xây dựng, thanh tra xây dựng; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; tài chính các trường học; các quỹ vận động từ nhân dân...

Khâu yếu nhất trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí hiện nay là gì?

- Khâu yếu nhất trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí hiện nay là việc phát hiện các vụ việc, vụ án tham nhũng; số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện còn ít so với tình hình, thực trạng về tham nhũng, lãng phí tại địa phương, tài sản thu hồi còn thấp.

Các bị cáo trong vụ án tham nhũng xảy ra tại Công ty CP Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn Ảnh: PHẠM DŨNG
Các bị cáo trong vụ án tham nhũng xảy ra tại Công ty CP Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn Ảnh: PHẠM DŨNG

Trung ương cũng nhận thấy điểm yếu này nên Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 7-12-2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Đồng thời, Thành ủy cũng đã ban hành Chương trình hành động số 07-CTrHĐ/TU ngày 7-3-2016 về thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 7-12-2015 của Bộ Chính trị nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng chống tham nhũng; gây dựng lòng tin; tạo sự đồng thuận của người dân vào quyết tâm của Đảng bộ và chính quyền TP trong công tác phòng chống tham nhũng.

Cơ chế giám sát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, đảng viên như thế nào?

- Giám sát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, đảng viên được thực hiện thông qua việc kê khai tài sản, thu nhập; Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17-7-2013 của Chính phủ về kê khai, minh bạch tài sản thu nhập và Thông tư 08/2013/TT-TTCP ngày 31-10-2013 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập đã quy định rõ về việc kê khai, công khai tài sản thu nhập cũng như việc xác minh, xử lý đối với cán bộ, công chức có vi phạm trong việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập.

Ông có thể nêu những nhiệm vụ, giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí trọng tâm được Ban Thường vụ Thành ủy xác định trong thời gian tới?

- Ngày 28-2, Ban Thường vụ Thành ủy đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí năm 2016 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2017.

Tại hội nghị, Ban Thường vụ Thành ủy đã triển khai Kế hoạch số 92-KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Kết luận số 10-KL/TW ngày 26-12-2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và Chương trình số 22-CTr/TU ngày 23-2-2017 của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí năm 2017; trong đó, đã xác định 6 nhiệm vụ, giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí trong thời gian tới, có thể tóm lược như sau:

1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm và tính tiên phong, gương mẫu của cấp ủy, tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu.

2. Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ cán bộ, đảng viên; hoàn thiện, thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ làm công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí.

3. Kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ.

4. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí.

5. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí; thực hiện tốt công tác giám định và nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng, lãng phí.

6. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực để ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí; xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí.

Trong nhóm 6 nhiệm vụ, giải pháp trên thì nhiệm vụ, giải pháp nào cũng quan trọng, cấp bách. Trong đó, giải pháp nâng cao vai trò, trách nhiệm và tính tiên phong, gương mẫu của cấp ủy, tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu được Ban Thường vụ Thành ủy đặc biệt chú trọng; cán bộ có chức vụ càng cao thì càng phải gương mẫu; người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp phải liêm khiết, nói “không” với tham nhũng, lãng phí và có thái độ quyết liệt, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí và các hành vi bao che, dung túng, cản trở việc phòng chống tham nhũng, lãng phí; chủ động yêu cầu các cơ quan chức năng báo cáo để lãnh đạo chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của Đảng, pháp luật, nhất là đối với các vụ án nghiêm trọng, phức tạp, xã hội quan tâm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo