xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng lương: Tiền đâu?

VĂN DUẨN

Trong tình hình ngân sách eo hẹp, nợ công lớn, cần nghiên cứu cải cách toàn diện chính sách tiền lương, cơ chế điều chuyển dự toán thì mới có nguồn cho tăng lương vào năm 2017

Vấn đề trên được bàn thảo xung quanh báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách (TC-NS) của Quốc hội (QH) về dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2017 trong phiên họp ngày 1-11 của kỳ họp thứ 2, QH khóa XIV.

“Liệu cơm gắp mắm”

Nhiều đại biểu (ĐB) QH tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc tăng lương cơ sở từ 1,21 triệu đồng lên 1,3 triệu đồng/tháng (tăng khoảng 7%), cùng với điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thực hiện từ ngày 1-7-2017.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi đề nghị cải cách chính sách tiền lương theo nguyên tắc phân phối theo lao động Ảnh: VĂN BÌNH
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi đề nghị cải cách chính sách tiền lương theo nguyên tắc phân phối theo lao động Ảnh: VĂN BÌNH

Tuy nhiên, không ít ĐB cũng băn khoăn về việc lấy đâu ra tiền để tăng lương, nhất là trong lúc khó khăn và nợ công cao.

ĐB Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, đánh giá cao Chính phủ đã dành một nguồn lực để điều chỉnh mức tiền lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức. “Tuy nhiên, tôi không biết ngân sách lấy ở đâu. Chúng tôi hoan nghênh Chính phủ dành 7%-8%/năm cho chi tăng lương nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế, chưa phải bản chất của cải cách chính sách tiền lương” - ĐB Lợi bày tỏ và đề nghị Chính phủ phải nghiên cứu cải cách chính sách tiền lương một cách toàn diện theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Còn hiện tại, trong lúc “cái bánh” ngân sách có xu hướng bé lại thì cần “liệu cơm gắp mắm”.

ĐB Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) ví von ngân sách nhà nước như một tấm chăn nhỏ mà phải phủ ấm quá lớn nên lĩnh vực chi nào cũng chơi vơi, còn nhiều nhiệm vụ chi chưa bố trí đủ nguồn. Do đó, ĐB Hàm góp ý để tăng lương cơ sở, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương cần chủ động bố trí trong dự toán được giao để thực hiện; nếu không quyết liệt và đột phá, vẫn làm theo cách cũ thì sẽ không thực hiện được.

Theo phân tích của ĐB Hàm, các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành, địa phương có 3 loại đơn vị dự toán: Thứ nhất, đơn vị hành chính nhà nước cấp kinh phí theo định mức, nhiệm vụ, không thể có nguồn để thực hiện cải cách tiền lương. Thứ hai, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp, không có nguồn hoặc không đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương. Thứ ba, chỉ còn các đơn vị có nguồn thu cao là có thể tự lo được mà theo quy định hiện nay, các đơn vị này phải dành 35%-40% nguồn thu sự nghiệp để thực hiện cải cách tiền lương.

Đưa ra 3 loại đơn vị dự toán, ĐB Hàm cho rằng có thể có đơn vị thừa kinh phí nhưng không có cơ chế điều chuyển cho các đơn vị thiếu nguồn. Vì vậy, phải có cơ chế cho việc điều chuyển này. “Không thì tăng lương vẫn chỉ nằm trong nghị quyết. Bố trí nguồn như hiện nay, 8.500 tỉ đồng, thì chỉ đủ tăng lương hưu cho người có công, không tăng được cho công chức” - ĐB Hàm khuyến cáo.

Tinh giản thêm biên chế

ĐB Bùi Sỹ Lợi cho rằng để cải cách chính sách tiền lương, Chính phủ phải quyết tâm cao, giải quyết sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, đặc biệt là tái cơ cấu các đơn vị sự nghiệp, cung cấp dịch vụ công theo hướng tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và áp lực của thị trường. Nhà nước phải thực hiện khoán chi dịch vụ công theo kết quả đầu ra, không nên phân biệt đơn vị nhà nước hay đơn vị tư nhân, phải lấy hiệu quả làm thước đo.

Theo ĐB Lợi, trong khoảng 2,8 triệu cán bộ, công chức, viên chức chỉ có 500.000 công chức, viên chức thuộc đối tượng cải cách chính sách tiền lương; còn lại hơn 2,2 triệu người khác phải giải quyết lương cơ sở theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí theo kết quả đầu ra.

ĐB Lê Thanh Vân (Cà Mau) cũng đồng tình đề nghị cải cách tiền lương phải gắn với khoán chi hành chính; đồng thời, xây dựng cơ chế giám sát để cán bộ công chức không thể, không dám và không muốn tham nhũng. “Phải ban hành bộ tiêu chí đánh giá theo từng hành vi công vụ, trên cơ sở đó loại bỏ những cán bộ không có năng lực, không xứng đáng tiêu chuẩn ra khỏi bộ máy” - ĐB Vân góp ý.

Theo ĐB Nguyễn Bắc Việt (Ninh Thuận), để có nguồn tăng lương, cần thực hiện cho được tinh giản biên chế; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng. Ngoài ra, trong điều hành, Chính phủ cũng phải thực sự kiên quyết, làm sao bảo đảm ổn định giá cả, không để tăng giá bất hợp lý gây ảnh hưởng đến việc tăng lương.

Phân cấp rõ 3 lĩnh vực

Việc cải cách chính sách tiền lương đi đôi với củng cố xây dựng bộ máy. ĐB Lê Thanh Vân đề nghị Chính phủ rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan để chồng chéo, mâu thuẫn. Trên cơ sở đó, phân cấp, phân quyền rõ ràng, gắn với cải cách hành chính và đặc biệt là phân cấp rõ 3 lĩnh vực về ngân sách, đầu tư và tổ chức bộ máy.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo