xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thái độ dũng cảm

Cao Tuấn

Kể từ ngày 28-12, những người ăn xin, người sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định sẽ được đưa vào các cơ sở xã hội theo quyết định của UBND TP HCM. Cũng theo quyết định này, khi phát hiện người xin ăn, người dân có thể thông báo tới đường dây nóng cho các cơ quan chức năng và sẽ nhận được sự hỗ trợ. Thành phố cũng kêu gọi người dân “không cho tiền trực tiếp người ăn xin”... Có thể nói, quyết định quan trọng này giải tỏa không ít băn khoăn của nhiều người.

Dường như chưa có một cuộc điều tra xã hội nào về lòng trắc ẩn của người dân TP HCM trước những biến hóa khôn lường của hiện tượng ăn xin như hiện nay. Nhưng từ thông tin của báo chí và qua thăm dò một số đồng nghiệp, bạn hữu có chung mối quan tâm, tôi tin rằng lòng tốt này, sau một thời gian bị thách thức, đang muốn tìm về đúng chỗ.

Điều này không khó giải thích. Ngày nay, những người ăn xin vì thật sự nghèo khổ, tật nguyền, mất sức lao động dưới bộ dạng quen thuộc phần lớn đã bị những tay chăn dắt ranh ma nhào nặn, biến hóa đến nỗi những người đi đường không thể phân biệt thật giả. Những kẻ lợi dụng lòng vị tha đã đẩy những người già, em bé vào các chiêu trò đa dạng của chúng nhằm lấy nước mắt người qua đường, bất chấp tình trạng sức khỏe của các “con tin”. Một số còn giả dạng cả nhà sư để tìm kiếm sự bố thí từ những tín đồ Phật giáo và những người rộng lòng hướng thiện. Rất nhiều cách thức moi tiền không thể đếm hết được.

Thế nhưng, ngày tháng trôi qua, không ít người đã bị “dội nước lạnh” khi trực tiếp hoặc qua báo chí biết rằng họ đã gửi lòng thương không đúng địa chỉ. Hãy xem, một người trung niên suốt ngày lê lết trong chợ để xin ăn, đến chiều tối ngồi cười nói rôm rả với “chiến hữu” tại quán nhậu với bộ dạng sạch sẽ không ngờ. Một người đàn bà quần áo nhếch nhác, tay chân chằng chịt băng trắng, thỉnh thoảng chìa bàn tay run rẩy ra tại một ngã tư đường nhộn nhịp, bất ngờ đứng dậy và bỏ chạy rất nhanh vì thoáng thấy bóng dáng công an... Đây là vài trong số nhiều câu chuyện có thật, khá hài hước, khiến cho thế giới của những người ăn xin - tất nhiên là giả - trở nên rất khó lường.

Trước những cảnh đời nghèo khổ bày ra trên phố xá, nhất là lúc trời mưa hay nắng gắt, người đi đường thường có nỗi dằn vặt: Bỏ đi thì áy náy mà cho tiền thì sợ nhầm. Nhưng không ít người chấp nhận có thể bị lừa nhưng không nỡ bỏ đi khi bên lề đường là một em bé nằm trần trụi, thở thoi thóp hay cụ già hom hem ngồi bó gối thẫn thờ...

Có thể nói, chính sự thương cảm đó mà người đi đường đã vô tình tiếp sức cho những kẻ chăn dắt và cũng vô tình đẩy các số phận trên hè phố vào thế chông chênh, nguy hiểm hơn. Bởi lẽ, bằng đồng tiền của người qua đường, những kẻ chăn dắt sẽ có điều kiện mở rộng hoạt động, những người già và trẻ nhỏ cũng sẽ tiếp tục dầm mưa dãi nắng trong điều kiện còn tệ hại hơn, không biết đến khi nào mới được giải thoát.

Từ chối cho tiền trực tiếp người ăn xin theo lời kêu gọi của thành phố, xét cho cùng là thái độ dũng cảm, là ý thức mới và là con đường ngắn nhất để giải thoát những người già, trẻ em cùng cực, cũng như ngăn chặn hành động vô nhân đạo của bọn chăn dắt!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo