xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tham nhũng trốn ở đâu?

An Quý

Ít ai bất ngờ khi những con số đẹp về kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức tiếp tục được công bố, mới nhất là tại buổi họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 21-9.

Nêu ý kiến thẩm định về báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, bà Lê Thị Nga, nhận xét: Năm 2015, số lượng người phải kê khai tài sản, thu nhập rất nhiều (hơn 1 triệu người). Tỉ lệ bản kê khai được công khai cũng rất cao, 993.127 bản; số trường hợp xác minh tài sản là 414 người. Tuy nhiên, không phát hiện ra vi phạm.

img

Theo Ủy ban Tư pháp, Chính phủ đánh giá vẫn cơ bản như các năm 2013, 2014, 2015 là “tình hình tham nhũng vẫn đang diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và chưa bị đẩy lùi”. Thế nhưng, cũng tại báo cáo của Chính phủ lại nêu: Công tác đấu tranh, phát hiện tham nhũng giảm dần qua các năm (!).

Như vậy, “tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp” nhưng không bị phát hiện hết hoặc phát hiện được ít, tức là vì thủ đoạn tham nhũng ngày càng tinh vi, xảo trá hơn hoặc do cơ quan phòng chống tham nhũng chưa đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ, chức trách.

Năm ngoái, Tổ chức Minh bạch quốc tế đã công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng, theo đó điểm số của Việt Nam là 31/100, không thay đổi kể từ năm 2012, đứng thứ 112/168 trên bảng xếp hạng toàn cầu. Quốc tế đứng ngoài nhìn vào, chỉ mới “cảm nhận” thôi mà định lượng rất cụ thể, rõ ràng như vậy; trong khi từ nội tại, chúng ta đánh giá tham nhũng còn rất chung chung: “Có nơi”, “có lúc”, “có địa phương”, “có một bộ phận cán bộ, công chức”… Còn nể nang, còn ngại va chạm như vậy thì làm sao chống tham nhũng? Và, không biết địa chỉ tham nhũng ở đâu thì phòng ngừa cách nào?!

Luật Phòng chống tham nhũng, Nghị định 78/2013/NĐ-CP, Thông tư 08/2013/TT-TTCP có quy định và hướng dẫn chi tiết về minh bạch tài sản, thu nhập (cán bộ, công chức ở doanh nghiệp có vốn nhà nước; cán bộ cấp phó trưởng phòng trở lên… thì buộc phải kê khai tài sản). Lý thuyết là vậy nhưng thực tế thì khác xa. Thu nhập ngoài lương chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng thu nhập của nhiều đối tượng trong diện kê khai nhưng họ không khai báo mà cũng chẳng sao cả bởi hiện chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, cũng chẳng có chế tài đủ mạnh xử lý người kê khai thiếu trung thực. Từ sơ hở đó đã sinh ra biết bao nhiêu hệ lụy.

Ví như trường hợp Giang Kim Đạt - cựu trưởng phòng của Vinashinlines (thuộc Vinashin) - nhận hối lộ 16 triệu USD từ công ty nước ngoài để mua khoảng 40 căn hộ, biệt thự cao cấp trong và ngoài nước, nhờ người thân đứng tên (đã bị khởi tố vào tháng 7-2016). Đạt là trưởng phòng, thuộc diện phải kê khai tài sản nhưng đã lọt sổ. Qua đó cho thấy quy định về kê khai tài sản chỉ được thực thi chiếu lệ tại Vinashin và Đạt đã khai gian dối, dễ dàng qua mặt cơ quan chức năng. Tham chiếu trường hợp này, thử đặt vấn đề về trường hợp của một nữ trưởng phòng thuộc Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa đang gây lùm xùm trong dư luận. Đã có thông tin tố giác về khối tài sản kếch xù, có dấu hiệu bất minh của nữ trưởng phòng này, vậy có cơ quan nào vào cuộc thẩm tra, làm rõ hay không?

Đã là luật thì đừng chỉ dựa vào sự tự giác!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo