xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thắp lửa học thuật

Nguyễn Vĩnh Nguyên

Tháng giêng, tháng ăn chơi theo quan niệm dân gian. Báo chí truyền thông lại phơi bày nhiều hình ảnh phản cảm và nhiều lời ta thán về sự xuống cấp trong văn hóa đại chúng.

Thôi, tạm bỏ qua những hình ảnh nhếch nhác dọn mãi chưa sạch từ các đám đông hội hè đó, những người quan tâm đến đời sống học thuật có thể thấy có 2 đốm sáng lóe lên trong sinh hoạt học thuật Việt Nam vào đầu năm nay.

Sự ra đời của Quỹ Hoa Sen tại TP HCM vào ngày 11-2 là một sự kiện được nhiều người mong đợi.

Trong buổi sáng ra mắt, Ban Sáng lập Quỹ Hoa Sen đã truyền thông sứ mệnh của mình là “cổ vũ tinh thần khai phóng và tôn chỉ không vì lợi nhuận trong giáo dục đại học”.

Có 5 chương trình được triển khai trong khuôn khổ Quỹ Hoa Sen hỗ trợ tài chính cho giảng viên, sinh viên theo đuổi tri thức, nghiên cứu, cấp kinh phí cho các chương trình nâng cao dân trí, khai sáng cộng đồng, phát triển đời sống nội tâm lành mạnh trong giới trẻ, các dự án dịch thuật, biên khảo, xuất bản; gọi nguồn tài chính cho các công trình, dự án nghiên cứu văn hóa biển, văn hóa các dân tộc, bảo tồn di sản văn hóa và giúp phổ biến, nhân rộng phong trào, chủ trương giáo dục không vì lợi nhuận…

Ngay tại buổi ra mắt quỹ, nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng là người đầu tiên gõ cửa nguồn quỹ và được hồi đáp tốt với công trình sưu tầm, biên khảo văn học dân gian Nam Bộ (6 tập, mỗi tập kỳ vọng cấp 60 triệu đồng) thực hiện trong 3 năm.

Trong phát biểu của những người đóng góp cho nguồn quỹ, đáng chú ý có ý kiến của ông Lê Hoàng. Theo ông Hoàng, vì đây là quỹ phi lợi nhuận nên muốn quỹ hoạt động hiệu quả và bền vững, ban tổ chức quỹ phải quảng bá những tác phẩm tài trợ và tìm đầu ra, xuất bản, sau đó dùng tiền thu được từ bản quyền các công trình để tiếp tục hỗ trợ những dự án khác đang cần đến.

Trước đó một tuần, ngày 8-2, tại Quảng Nam, Viện Phan Châu Trinh, một tổ chức phi lợi nhuận khác, cũng ra đời. Tại đây, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã đặt viện này thực hiện ngay “Toàn chí Quảng Nam”, một bộ sách 20 cuốn, hy vọng là bách khoa toàn thư của Quảng Nam. Viện này về lâu dài sẽ là trung tâm nghiên cứu uy tín về văn hóa, xã hội khu vực miền Trung, Tây Nguyên nói riêng, con người Việt Nam nói chung. Ngoài các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, Viện Phan Châu Trinh sẽ đặt trọng tâm vào nghiên cứu môi trường, tư vấn chuyển giao công nghệ, y học… với kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách hiệu quả.

Chúng ta không hoàn toàn bi quan về tình hình học thuật hiện hữu song trong bối cảnh có nhiều điều chưa vui, 2 đốm lửa trong đời sống học thuật đã được thắp sáng như những tín hiệu lạc quan và hy vọng. Sự canh tân phải bắt đầu từ những bước đi căn bản, cơ bản trong đời sống học thuật, xã hội hóa các hoạt động nghiên cứu để các nghiên cứu hữu ích, thực chất, không ăn bám vào ngân sách và đắp chiếu trong kho như vẫn thấy bấy lâu. Hy vọng điều kiện xã hội cũng đã đủ để ngày càng có nhiều hơn những tổ chức chuyên môn như thế được ra đời, hoạt động hiệu quả, đem lại sự thay đổi sâu sắc trong khoa học và đời sống cộng đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo