xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thời ấy làm sao quên!

Thanh Thảo

Vào những năm 1984-1985, khi ngọn lửa chiến tranh (biên giới) đã ngơi ngớt thì cả xã hội bức xúc vì đời sống khó khăn quá. Lại thêm cái nạn đổi tiền năm 1985.

Ngày ấy, gia đình tôi đang ở Quy Nhơn (Bình Định). Đổi tiền nhưng nhà tôi làm gì có tiền mà đổi nên rất ung dung. Ngay từ sáng sớm, tôi đã đạp xe tới khách sạn du lịch Quy Nhơn chơi với ông bạn “vàng” - đạo diễn Trần Cương - một người uống bia như hũ chìm. Thời ấy chả mấy khi có tiền trong túi song không biết làm thế nào chúng tôi vẫn xoay được bia uống. Bây giờ nghĩ lại, vẫn tự phục mình sao “năng động” thế!

Tôi với đạo diễn Trần Cương làm phim tài liệu cho Công ty Du lịch Nghĩa Bình. Phim chưa xong mà tiền nhuận bút đã... cạn vì cứ ứng trước để uống bia. Cái ngày đổi tiền ấy, với mấy anh em bia bọt chúng tôi thì vui hết cỡ nhưng với mọi người dân, từ người có tiền tới người trắng túi, là ngày khổ tận bởi chỉ sau đổi tiền ít lâu, vật giá tăng vùn vụt, lạm phát tưng bừng. Còn nhớ, khoảng năm 1986, tôi nổi hứng, dại dột vay tiền ngân hàng để đãi bạn bè... uống bia. Vay không nhiều nhưng lãi suất tới 18%/tháng, sau đó tôi đã toát cả mồ hôi mẹ mồ hôi con khi phải trả nợ. Kể từ lần ấy, cứ nghe nói vay tiền ngân hàng là tôi hoảng.

 


Một cửa hàng mậu dịch quốc doanh thời bao cấp

Một cửa hàng mậu dịch quốc doanh thời bao cấp

 

Nhưng với anh em văn nghệ, sợ thì sợ mà chơi thì chơi. Nhớ hồi năm 1984, tôi với Nguyễn Thụy Kha và Nguyễn Trọng Tạo bắt mối với tỉnh Nghĩa Bình đưa được vợ chồng nhà thơ - nhạc sĩ Văn Cao vào thăm địa phương này. Khi ấy, Nghĩa Bình dù còn rất nghèo song lãnh đạo tỉnh đối đãi với tác giả Mùa xuân đầu tiên rất trọng thị. Ông bà Văn Cao được mời ở nhà khách Tỉnh ủy, “hạ mã đề... bia (Sài Gòn), thượng mã đề... rượu (Bàu Đá)”, cứ thế vui vẻ suốt hơn 10 ngày. Từ chuyến đi tình nghĩa ấy, Văn Cao viết được chùm 3 bài thơ Quy Nhơn 1, Quy Nhơn 2 và Quy Nhơn 3, đánh dấu một giai đoạn mới của thơ Văn Cao và cũng là 3 bài thơ tiên đoán thời kỳ Đổi mới của đất nước sắp tới.

Dạo đó, tôi với Nguyễn Thụy Kha và Nguyễn Trọng Tạo cũng nhờ những chuyến đi thực tế với Văn Cao nên đã viết được cả thơ và nhạc. Biết tiếng, một số địa phương hay đơn vị kinh doanh ở Nghĩa Bình đặt hàng chúng tôi sáng tác. Với thời ấy, được đặt hàng là mừng lắm, vì có tiền! Nguyễn Thụy Kha có bài hát Quy Nhơn thành phố thơ ca rất nổi tiếng, Nguyễn Trọng Tạo có bài hát về Hoài Nhơn, còn tôi lại có thơ về... nhà máy đường Quảng Ngãi! Riêng với Sở Thủy sản và Nhà máy Đông lạnh Quy Nhơn thì tôi với Nguyễn Thụy Kha được coi như người nhà, được mời sáng tác, dàn dựng và cố vấn cho đội văn nghệ của nhà máy. Một chương trình biểu diễn gồm cả thơ và nhạc (thơ của tôi, nhạc của Thụy Kha) được đội văn nghệ nhà máy thể hiện rất ấn tượng. Chúng tôi có tiền lo cho gia đình mình, có cả tiền để nhậu.

 

img

 

Tới năm 1987, đã bắt đầu Đổi mới mà cuộc sống dường như vẫn chưa đổi được bao nhiêu. Nhưng đã có một động lực, một luồng gió mới thổi qua xã hội, thổi qua tâm hồn chúng tôi. Lại bắt đầu một thời kỳ sáng tác mới, vật vã kiếm sống cùng nhân dân nhưng đã theo một lối mới, cảm giác đã có đường ra song vẫn chưa hết ưu tư.

Một chiều nọ, tiền trong túi đã cạn, nằm khàn với Thụy Kha trên gác xép, tôi chợt viết được bài thơ “Gửi đồng chí N.V.L” với 2 câu mở đầu: “Có những lúc vô cùng mệt mỏi/ Hay là thôi, đồng chí N.V.L ơi”. Đây là bài thơ chính luận nhưng hơi nhiều cảm xúc. Sau khi được in trên Báo Văn Nghệ một thời gian khá lâu, tôi có dịp ra Thanh Xuân (Hà Nội) thăm GS Trương Tửu. Lúc ấy, cụ đã già song còn minh mẫn lắm. Nghe giới thiệu tôi, cụ Trương Tửu nói ngay: “Anh là Thanh Thảo của “Có những lúc vô cùng mệt mỏi/ Hay là thôi, đồng chí N.V.L ơi”, đúng không? Tôi nhận, lòng thầm nghĩ, hóa ra cụ Trương Tửu có đọc và nhớ, dù bài thơ mình chỉ viết cho vui.

Đổi mới là chuyện quốc gia đại sự trong khi mình chỉ là nhà thơ, vui chơi với con chữ lấm láp hằng ngày, lăn lộn cùng nhân dân mình, cũng chưa tới mức “đổ mồ hôi, sôi giọt máu” như cụ Xuân Diệu viết nhưng dù sao cũng đã quyết đồng hành. Vui buồn cùng Đổi mới, vậy mà đã tròn 30 năm rồi. Mà dù có là 100 năm đi nữa cũng không thể quên, biết làm sao quên!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo