xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thu phí không dừng: Lợi đủ đường!

Văn Duẩn

Công nghệ thu phí không dừng sắp triển khai ở tất cả trạm thu phí trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên tích hợp nhiều tính năng quan trọng như kiểm soát tải trọng, đăng kiểm xe

Cuối tuần qua, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã họp với các nhà đầu tư BOT trên tuyến Quốc lộ 1 (QL1) và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên về công tác triển khai xây dựng các trạm thu phí sử dụng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification - thu phí không dừng).

Công nghệ hiện đại

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết công nghệ thu phí không dừng RFID đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép áp dụng tại các trạm thu phí trên 2 tuyến đường nêu trên. Bộ GTVT đã triển khai 3 trạm thu phí mẫu tại tỉnh Quảng Bình, Nghệ An và Đắk Nông.

“Chậm nhất, đến ngày 30-4-2016 phải xây dựng, lắp đặt xong thiết bị và chính thức thu phí không dừng tại tất cả các trạm trên QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên” - ông Trường yêu cầu.

Theo Bộ GTVT, công nghệ thu phí không dừng từng được nghiên cứu và triển khai thử nghiệm tại một số trạm thu phí ở nước ta. Tuy nhiên, khi đó, công nghệ này còn ở dạng phức tạp. Người tham gia giao thông muốn sử dụng công nghệ này buộc phải mua và lắp đặt một thiết bị thu phát OPU trên xe với giá 40-50 USD.

Hiện nay, trên các QL của cả nước hầu hết đều áp dụng công nghệ thu phí một dừng. Công nghệ này cần huy động một số lượng lớn nhân lực thực hiện, trong khi hiệu quả lại không cao. Chính vì vậy, Bộ GTVT đã lựa chọn công nghệ thu phí không dừng là công nghệ tốt nhất hiện nay, từng được áp dụng rất thành công ở Đài Loan.

Trạm thu phí không dừng mà Bộ GTVT đang triển khai xây dựng sử dụng công nghệ ETC nhận dạng tần số sóng vô tuyến (RFID) do Mỹ phát triển. Các trạm này còn đồng bộ, tích hợp nhiều tính năng quan trọng, như: thu phí giao thông, kiểm soát đăng kiểm xe, kiểm soát tải trọng, xử lý vi phạm luật giao thông.

Bên cạnh hệ thống thu phí không dừng, Bộ GTVT cũng áp dụng công nghệ cân xe tự động cảm biến thạch anh thay thế hệ thống cân tĩnh đang được sử dụng hiện nay. Khi xe đi qua hệ thống cân tự động này, thông tin về tải trọng phương tiện quá tải sẽ hiển thị ngay trên bảng điện tử VMS đặt bên lề đường. Tất cả hình ảnh, thông tin, dữ liệu chi tiết về tải trọng mọi phương tiện đi qua trạm cân đều được chuyển về lưu trữ tại trung tâm dữ liệu để xử phạt xe vi phạm.

 

Trạm thu phí Hoàng Mai trên Quốc lộ 1 (đoạn qua Nghệ An) thí điểm sử dụng công nghệ thu phí không dừng.Ảnh: Đức Ngọc
Trạm thu phí Hoàng Mai trên Quốc lộ 1 (đoạn qua Nghệ An) thí điểm sử dụng công nghệ thu phí không dừng.Ảnh: Đức Ngọc

 

Công nghệ thu phí không dừng được đánh giá phù hợp với nhiều loại thời tiết, tốc độ xe có thể dao động từ 1-230 km/giờ, độ chính xác tới 98%. Chủ phương tiện sẽ được phát miễn phí một thẻ định danh (E-Tag) để dán lên kính trước xe và kèm theo một tài khoản thu phí để giao dịch. Tài khoản này có thể dễ dàng nạp tiền trực tiếp hoặc nạp qua internet, qua ngân hàng, gửi tin nhắn SMS, thậm chí bằng thẻ cào điện thoại.

Khi xe đã dán E-Tag chạy vào làn thu phí, hệ thống tự động nhận diện bằng công nghệ laser sẽ kích hoạt camera chụp biển số và hệ thống ăng-ten phát tín hiệu để đọc thẻ E-Tag. Hình ảnh và thông tin được chuyển về trung tâm dữ liệu để xử lý và kiểm tra số dư tài khoản. Nếu đủ điều kiện, các thanh chắn barie sẽ mở tự động để xe qua. Đồng thời, tin nhắn SMS được gửi về số điện thoại của chủ phương tiện để thông báo. Tổng thời gian xe qua trạm chỉ còn 3-5 giây sẽ hạn chế ùn tắc giao thông, đồng thời ít gây lãng phí nguồn lực xã hội do phải huy động nhiều nhân công và chi phí in vé.

Theo ông Trường, để thống nhất quản lý về công nghệ và thiết kế, Bộ GTVT đã chọn Công ty CP Tasco làm nhà đầu tư tiếp nhận và chuyển giao công nghệ RFID tại tất cả trạm thu phí trên QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên. Bộ GTVT đã phê duyệt giá và các mẫu thiết kế trạm thu phí để triển khai đại trà. Khi thực hiện, Tasco sẽ thành lập một công ty cung cấp các dịch vụ liên quan đến thu phí điện tử.

Tiết kiệm hàng ngàn tỉ đồng

Bộ GTVT khẳng định công nghệ thu phí điện tử và kiểm soát tải trọng xe được đưa vào sử dụng cho các tuyến đường bộ sẽ phát huy các lợi ích về kinh tế - xã hội.

Theo tính toán của các chuyên gia, mỗi lần dừng xe nộp phí sẽ làm chậm hành trình của phương tiện 2-3 phút, tăng thời gian lưu thông 4%-5% và tiêu tốn thêm 7%-8% nhiên liệu khi lưu thông trên đường cao tốc.

Theo ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tasco, việc áp dụng công nghệ ETC tại các trạm thu phí trên cả nước sẽ tiết kiệm được khoảng 70 tỉ đồng/năm tiền in vé và 233 tỉ đồng/năm chi phí nhiên liệu.   Ngoài ra, tiết kiệm được  tiền lương cũng như chi phí cho nhân viên thu phí, lương tài xế và thời gian chờ đợi cho người tham gia giao thông khoảng 2.800 tỉ đồng/năm. Tổng cộng, lợi ích kinh tế - xã hội khi áp dụng hệ thống thu phí không dừng trên cả nước là khoảng trên 3.000 tỉ đồng/năm.

Giải thích thêm về quá trình thu phí tự động, ông Phạm Văn Luyện, chuyên viên công nghệ của Công ty CP Tasco, cho biết trong các tình huống: xe không có thẻ E-Tag đi nhầm vào làn thu phí tự động, nhiều xe cùng qua trạm (trường hợp lưu lượng phương tiện lớn, gồm cả xe có thẻ E-Tag và không có), xe có thẻ E-Tag nhưng tài khoản hết hoặc không đủ tiền thì hệ thống thu phí tự động đều có thể dễ dàng phân loại.

“Với tình huống xe đi nhầm làn, barie không mở, tài xế buộc phải mua vé như các trạm thu phí thông thường để nhân viên trực trong cabin ấn nút mở barie. Với tình huống xe hỗn hợp, barie đóng mở nhịp nhàng; xe có thẻ E-Tag được đi thẳng, xe không có thẻ E-Tag hoặc tài khoản hết tiền sẽ bị barie chặn lại cho đến khi trả xong phí” - ông Luyện lý giải.

Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ GTVT Trịnh Thị Hằng Nga cho biết Bộ GTVT sẽ soạn thảo một lộ trình thích hợp để triển khai thu phí không dừng. Trước mắt, vẫn duy trì song song hai hình thức thu phí thủ công và tự động. Để việc thu phí tự động không dừng được triển khai đồng bộ trên cả nước, Bộ GTVT cũng sẽ xây dựng một quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, áp dụng cho tất cả dự án đang và sẽ triển khai.

 

Sáu tình huống có thể xảy ra

 

 

img

 

 

 

Ông Thân Văn Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam:

Phải sử dụng thiết bị chất lượng tốt

Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương của Bộ GTVT lắp đặt trạm thu phí không dừng trên QL1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, tiến tới lắp đặt ở tất cả trạm thu phí BOT trên cả nước. Về mặt lợi ích, có thể thấy trạm thu phí không dừng hơn hẳn trạm thu phí một dừng hoặc thủ công hiện nay. Thứ nhất, tiết kiệm thời gian. Thứ hai, đỡ phiền phức cho tài xế. Thứ ba, tránh ùn tắc giao thông. Thứ tư, tránh tiêu cực.

Tuy nhiên, chủ đầu tư phải nhập thiết bị hiện đại, chất lượng tốt. Đừng để thiết bị phập phù, trời nắng hỏng, mưa cũng hỏng. Lúc đó lại vừa làm thủ công lẫn tự động hóa thì chẳng ra làm sao!

Anh Nguyễn Văn Điền (tài xế xe tải, ngụ huyện Quốc Oai, TP Hà Nội):

Không phải dừng xe là thích rồi!

Tôi nghĩ khi chủ trương này thực hiện, cánh tài xế chúng tôi rất ủng hộ vì tiết kiệm được thời gian chờ đợi. Cứ không phải dừng xe là thích rồi.

Với các trạm thu phí truyền thống như hiện nay, nhiều lúc lưu lượng xe qua trạm đông, nhân viên bán vé thủ công, thậm chí chạy ra đường để bán vé cho từng xe, chúng tôi phải chờ đợi 5-10 phút vì bị ùn ứ. Điều này khá phiền phức và mệt mỏi. Công nghệ thu phí mới này chỉ mất 5-10 giây và không làm tăng chi phí khi qua trạm thì quá tốt.

Ng.Thế ghi

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo