xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thu phí nhiều quá, dân sống sao nổi!

Thế Dũng

Thảo luận dự án Luật Phí và Lệ phí, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gay gắt: “Nông nghiệp phải gánh cả ngàn loại phí tùy tiện như vậy thì sống sao được?”

Ngày 10-8, phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã khai mạc với việc cho ý kiến về dự án Luật Phí và Lệ phí.

Nông nghiệp gánh 1.000 khoản

Trình bày báo cáo giải trình tiếp thu dự thảo, về danh mục phí, lệ phí, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, ông Phùng Quốc Hiển, cho biết ngay sau khi QH cho ý kiến lần đầu về dự án này tại kỳ họp thứ 9 vừa qua, thường trực ủy ban này và Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) đã phối hợp với các bộ, ngành địa phương rà soát, sắp xếp, bãi bỏ 5 khoản phí và 6 khoản lệ phí, chuyển 4 khoản phí sang giá và bổ sung 6 khoản phí khác.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết dự luật ban đầu đưa ra 73 khoản phí và 42 lệ phí, sau khi nghe góp ý đã giảm chỉ còn 48 khoản phí và 33 lệ phí. Đáng chú ý, riêng lĩnh vực nông nghiệp hiện có 90 lệ phí và 937 khoản phí. Vì vậy, Bộ Tài chính đang rà soát lại. Từ tháng 1-2015, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi tới các bộ, ban ngành địa phương rà soát danh mục phí và lệ phí. Ngoài nông nghiệp, các lĩnh vực khác như chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có 16 lệ phí, 95 khoản phí; quản lý chất lượng nuôi trồng thủy sản có 183 khoản phí, chăn nuôi có 16 lệ phí, 1 khoản phí...

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu phải mạnh dạn đổi mới theo nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường định hướng XHCN. “Kinh tế thị trường thì phải rõ thu gì, chi gì? Nông nghiệp phải gánh cả ngàn loại phí, lệ phí tùy tiện như vậy thì làm sao được?... Quả trứng đếm ra đếm vào có tới 14 lần thu phí, thế làm sao nông nghiệp tiến lên được? Như thế người dân sống sao được” - Chủ tịch QH bức xúc.

 

Học sinh ở TP HCM nộp lệ phí khi tham gia xét tuyển vào ĐH, CĐ Ảnh: Tấn Thạnh
Học sinh ở TP HCM nộp lệ phí khi tham gia xét tuyển vào ĐH, CĐ Ảnh: Tấn Thạnh

 

Phải xây dựng danh mục phí và lệ phí

Chủ tịch QH nêu thực trạng hành thu hiện nay như chuyện trạm thu phí, cải cách đi cải cách lại quy trình vẫn thấy phiền hà. Vậy mà dự luật còn định ra việc ai thu, ai nộp, nộp tiền ở đâu, biên lai thu thế nào… Người dân khổ không phải vì tiền nộp mà mệt để đi nộp được 2-3 hào tiền phí… Thế mới có chuyện đi nộp thuế cũng phải “bôi trơn”.

Đáp lại, “tư lệnh” ngành tài chính thông tin sẽ tiếp thu nghiêm túc, rà soát lại danh mục các loại phí, lệ phí trong dự thảo luật. Thừa nhận bất cập với nhiều khoản phí, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng bộc bạch: “Nhìn lại, có những quy định vừa qua thấy rất buồn cười. Trâu bò thì thu phí theo con, trứng thì theo quả, đếm trứng ăn tiền. Vừa rồi phải bỏ quy định đếm trứng ăn tiền vì không thể làm thế được. Đàn trâu 100 con, lấy mẫu một con thì chỉ lấy phí 1 con thôi. Để sản xuất hàng hóa lớn theo nhu cầu thị trường thì phải làm từ gốc, từ nơi sản xuất chứ không phải đưa ra thị trường mới kiểm. Bộ Tài chính sẽ tổng rà soát để bảo đảm tính hợp lý của các khoản phí, lệ phí”.

Chủ tịch QH tiếp tục băn khoăn việc luật phân định minh bạch, rõ ràng khoản thu nào là phí, lệ phí - tức khoản người dân nộp để nhà nước thực hiện quyền của công dân với các khoản thu mang tính chất là giá dịch vụ. Trên nguyên tắc này, Chủ tịch QH đề nghị việc thu phí sử dụng đường bộ, phí qua trạm BOT hiện nay thực chất phải xét là giá dịch vụ đầu tư, làm đường.

“Làm gì có chuyện định phí qua đường. Thu phí khác gì mãi lộ? Quyền đi lại, cư trú là của người dân, người ta thích đi đâu thì đi. Áp đặt thu phí như vậy là mang bóng dáng của nhà nước. Chỉ QH mới có quyền quy định việc thu tiền của người dân” - Chủ tịch QH gay gắt và góp ý dự luật phải xây dựng được một danh mục cụ thể các loại phí, lệ phí. QH có thể phân cấp cho HĐND địa phương định ra mức thu nhưng không được để ai có quyền định ra loại phí nào khác danh mục. Đồng tình, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội - bà Trương Thị Mai - đánh giá dự luật thể hiện sự lúng túng trong việc phân biệt phí, lệ phí với giá dịch vụ.

Tại phiên họp, các thành viên cũng “mổ xẻ” phí bảo trì đường bộ áp dụng đối với xe máy gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua.

Giải trình về đề nghị không quy định lệ phí trước bạ vì thực chất đây là một loại thuế tài sản, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra cùng cho rằng đây là khoản thu liên quan đến quản lý tài sản. Theo quy định pháp luật hiện hành, lệ phí trước bạ của Việt Nam được tính theo tỉ lệ % trên giá trị tài sản và là khoản thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Số thu lệ phí trước bạ hằng năm đạt khoảng 15.000 tỉ đồng. Để bảo đảm nguồn thu ngân sách và phù hợp với thông lệ quốc tế, Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất giữ như dự án luật.

 

2 dự án luật Thống kê và Kế toán chưa thật rõ

Cùng ngày, Ủy ban Thường vụ QH đã cho ý kiến về dự án Luật Kế toán. Các thành viên của ủy ban đánh giá dự luật còn chung chung, để lại quá nhiều nội dung phải quy định trong nghị định, thông tư. Ủy ban Thường vụ QH cũng cho ý kiến về các vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Thống kê (sửa đổi). Nhiều ý kiến đề nghị phân định rạch ròi giữa thống kê quốc gia với thống kê nhà nước, xác định những nội dung gì thống kê nhà nước nhất thiết phải làm, những gì có thể xã hội hóa để thống kê ngoài nhà nước làm.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo