xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thú quý liên tục bị giết hại

đức ngọc

Dư luận nghi ngờ đằng sau các vụ giết khỉ rồi khoe trên Facebook hay tình trạng rao bán hổ, gấu công khai trên mạng là những đường dây mua bán động vật hoang dã tồn tại từ nhiều năm nay

 

Các cơ quan chức năng của tỉnh Nghệ An ngày 8-1 triệu tập thêm 3 đối tượng trong vụ giết khỉ rồi khoe “chiến tích” trên Facebook gây bất bình dư luận trong tuần qua.

Làm rõ vụ giết khỉ

Tối 2-1-2016, trên trang Facebook cá nhân của Chu Văn Cường (26 tuổi; trú thôn Lam Sơn, phường Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) đăng tải nhiều bức ảnh khoe quá trình giết hại, lột da, lóc thịt khỉ lấy xương nấu cao. Cường còn rao bán mèo rừng và chim hoang dã.

Trên Facebook của thanh niên tên là Minh Chinh đăng công khai hình ảnh rao bán hổ, gấu sau khi xẻ thịt
Trên Facebook của thanh niên tên là Minh Chinh đăng công khai hình ảnh rao bán hổ, gấu sau khi xẻ thịt

Ngày 7-1, Hạt Kiểm lâm phối vợp với Công an thị xã Hoàng Mai triệu tập Cường lên làm việc. Cường khai nhận những bức ảnh giết khỉ được chụp tại nhà hàng xóm là ông Lê Bá Thuận (50 tuổi; trú phường Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai). Ngay lập tức, ông Thuận được cơ quan chức năng triệu tập. Ông Thuận thừa nhận mua 6 con khỉ từ huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An với giá 3 triệu đồng cách đây hơn 1 tháng. Từ lời khai của ông Thuận, ngày 8-1, thêm 3 người liên quan bị triệu tập.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Lê Ngọc Hữu, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thị xã Hoàng Mai, cho biết mặc dù ông Thuận khai nhận mua số khỉ trên về nấu cao để dùng nhưng cơ quan chức năng sẽ tiếp tục xác minh, làm rõ một số nghi vấn: mua ở đâu, mua về nấu cao để dùng hay bán, những ai đã tham gia vào quá trình mua bán… để điều tra có hay không một đường dây mua bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép. “Chúng tôi sẽ tiếp tục xác minh, giám định cao khỉ, kể cả cá thể chim thu tại nhà Cường, sau đó mới có thể đưa ra đề nghị khởi tố vụ án hay không” - ông Hữu nhấn mạnh.

Muốn có cao hổ, tay gấu..., chỉ cần “alô”

Trong lúc dư luận chưa lắng xuống về những hình ảnh giết khỉ nấu cao rồi khoe “chiến tích” trên mạng thì ngày 8-1, chúng tôi vào trang Facebook có tên Minh Chinh của một thanh niên tên Chinh, trú xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, phát hiện nhiều hình ảnh hổ, gấu bị giết kèm lời giới thiệu bán hổ, gấu, cao hổ, tay gấu, mật gấu. Cụ thể, trên Facebook của mình, ngày 31-12-2015, thanh niên này cho đăng hình ảnh một con gấu lớn bị giết thịt kèm lời rao bán cùng số điện thoại. Trước đó, vào ngày 16 và 20-12-2015, thanh niên này đăng hình ảnh da, xương (chú thích là của hổ) kèm theo lời rao bán công khai: “Mình 2 ngày nữa làm thịt một con hổ 2 tạ nấu cao cho khách, bác nào muốn mua phần nào của con hổ hoặc chung nồi cao thì alo thẳng cho mình nha”...

Từ những thông tin rao bán công khai ĐVHD, chúng tôi liên hệ và được Chinh đồng ý gặp tại nhà riêng ở xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu. Tại đây, Chinh ra giá cao hổ 25-27 triệu đồng/lạng, mua bao nhiêu cũng có. Ngoài cao hổ, Chinh bảo có sẵn nguồn tay gấu, mật gấu rừng, cùng nhiều động vật quý hiếm khác. “Nhà mình buôn bán động vật từ lâu, có rất nhiều mối quan hệ” - Chinh khoe.

Thời gian gần đây, lực lương chức năng tỉnh Nghệ An đã bắt giữ hàng chục vụ nuôi nhốt, buôn bán, vận chuyển hổ trái phép để nấu cao. Việc đối tượng Chinh rao bán công khai hổ, gấu trên mạng có liên quan gì đến những đường dây mua bán ĐVHD, cơ quan chức năng cần vào cuộc làm rõ.

 

Kiểm lâm không hay biết

Liên quan đến việc giết thịt hổ nấu cao rồi đăng tải, rao bán công khai trên mạng, ông Trần Ngọc Chính, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An, tỏ ra bất ngờ trước những hình ảnh mà chúng tôi cung cấp.

“Chúng tôi không biết có chuyện như vậy. Việc đăng tải hình ảnh hổ, gấu rồi rao bán công khai trên mạng là vi phạm, là sai. Tôi sẽ chỉ đạo anh em tổ chức kiểm tra và xử lý ngay việc này” - ông Chính khẳng định. Ông Chính thừa nhận việc quản lý buôn bán, giết thịt ĐVHD gặp khó khăn do lực lượng kiểm lâm mỏng, không phải lúc nào cũng túc trực, quán xuyến được hết các địa bàn.

 

Thờ ơ là tội ác!

Mỗi ngày, tại Việt Nam có đến hàng trăm cá thể động vật hoang dã bị giết hại và buôn bán trái phép, trong khi các cơ quan chức năng thờ ơ xử lý vi phạm

VĂN DUẨN

“Vụ giết khỉ dã man rồi tung lên mạng xã hội như để khoe “chiến tích” vừa diễn ra ở Nghệ An không phải lần đầu xảy ra. Tình trạng giết hại, tiêu thụ và buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) tại Việt Nam đang ở mức báo động” - bà Nguyễn Phương Dung, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV), nhấn mạnh.

Kết quả khảo sát của ENV từ năm 2013 đến nay, tại 6 TP gồm: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Vinh (Nghệ An), Huế và Đông Hà (Quảng Trị), cho thấy trong tổng số 3.743 nhà hàng được khảo sát, có đến 651 nhà hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD, chiếm 17%. “Con số này chỉ phản ánh một phần rất nhỏ bức tranh về thực trạng buôn bán ĐVHD trái phép ở Việt Nam. Mỗi ngày có đến hàng trăm cá thể ĐVHD bị giết hại và buôn bán trái phép. Đây là mối đe dọa khiến nhiều loài ĐVHD đến bờ vực tuyệt chủng” - bà Dung lo ngại.

Theo ENV, loài tê giác Java đã tuyệt chủng năm 2010 tại Việt Nam. Quần thể hổ còn lại trong tự nhiên ước tính cũng chưa đầy 30 cá thể. Đó là chưa nói số lượng voi giảm 90% trong vòng 20 năm qua hay hàng chục tấn tê tê bị giết hại, vận chuyển qua Việt Nam mỗi năm.

Bà Dung cho biết hiện mỗi ngày ENV nhận được từ 2-3 thông báo liên quan đến các hành vi vi phạm như buôn bán, tiêu thụ, giết hại ĐVHD. Trong suốt 10 năm qua, ENV tiếp nhận hơn 9.100 trường hợp vi phạm liên quan đến ĐVHD thông qua đường dây nóng và các nguồn tin khác. “ENV đang phối hợp chặt với các cơ quan chức năng có liên quan để theo dõi, xử lý các vụ việc. Kết quả là đã có hàng ngàn cá thể ĐVHD được cứu hộ và thả về tự nhiên” - bà Dung nói.

Bà Dung cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng giết hại, tiêu thụ ĐVHD gia tăng là do các cơ quan chức năng khi xử lý chưa đi đến tận cùng vụ việc. Dẫn trường hợp sát hại 7.000 cá thể rùa biển (khoảng 14 tấn) tại một cơ sở ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) vào cuối năm 2014, bà Dung bức xúc: Vụ việc sau khi bị phát hiện đã khiến dư luận rất phẫn nộ, báo chí lên tiếng rất mạnh mẽ nhưng đến giờ, đối tượng cầm đầu vẫn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, chưa bị khởi tố hay giam giữ.

Việc bảo đảm tính nghiêm minh trong thực thi các quy định của pháp luật là yếu tố quyết định để triệt phá các đường dây tội phạm về ĐVHD. “Tội ác lớn nhất đối với các loài ĐVHD không phải là hành vi săn bắt hay tiêu thụ mà là sự thờ ơ của các cơ quan chức năng trong việc thực thi pháp luật” - bà Dung thẳng thắn. n

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo