xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thừa tiền mà lại đâm lo

Chân Ngôn

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên “tiêu” thừa 14.259 tỉ đồng, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21-9.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiết kiệm được chừng đó tiền là do không phải sử dụng vốn dự phòng trượt giá, điều chỉnh thiết kế phù hợp, sử dụng biện pháp tổ chức thi công hợp lý.

Nghe qua thì thấy đúng là đã thực hiện những biện pháp tiết kiệm rất hiệu quả nhưng nghĩ lại thấy chẳng có gì tiết kiệm, mà hơn 14.000 tỉ đồng là con số dư đương nhiên. Hãy thử phân tích: Không sử dụng vốn dự phòng trượt giá thì phải dư tiền, điều chỉnh thiết kế cho phù hợp là trách nhiệm, sử dụng biện pháp tổ chức thi công phù hợp công việc phải làm. Ở đây không có gì mới, không có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, không có sáng chế sáng tạo... mà thực hiện những việc bắt buộc phải thực hiện.

Nếu không làm đúng theo quy trình đó là lãng phí, làm đúng quy trình là làm tốt, hoàn toàn không phải là tiết kiệm. Chỉ khi trong quá trình thi công, tìm ra được giải pháp hữu ích hay sáng kiến kỹ thuật rút ngắn thời gian, giảm bớt chi phí đầu tư so với cách thức và quy trình cũ nhưng vẫn bảo đảm chất lượng công trình thì mới gọi là tiết kiệm. Chính vì vậy nên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã lên tiếng: “Đừng coi số dư 14.000 tỉ đồng là tiết kiệm vì mình “đè” ra cắt 5% các dự án (ví dụ đáng lẽ 100% nhưng anh nào chịu được 95% thì đấu thầu) rồi điều chỉnh thiết kế kỹ thuật để giảm vốn đầu tư... Nếu nói tiết kiệm như vậy thì thành tích to quá, các anh nên tìm từ ngữ thế nào cho phù hợp!”.

Còn nữa, nếu suy nghĩ kỹ lưỡng, sẽ thấy “toát mồ hôi hột” trước con số chênh lệch kinh khủng này. Vậy nghĩa là trước đó, người ta lập dự toán với chi phí dôi dư quá lớn. Tất nhiên, sẽ không có con số chính xác tuyệt đối, có thể xê xích ít nhiều nhưng chỉ điều chỉnh vài khoản mà dư ra tới hơn 14.000 tỉ đồng thì quả là rất không bình thường.

Một dự án thừa tiền nhưng cũng cần rút kinh nghiệm, chính Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng chỉ ra: “Phải rút kinh nghiệm tại sao dư đến 22% tổng vốn đầu tư, tức là rút kinh nghiệm trong lập dự án làm sao cho nó sát”.

Trên thực tế có bao nhiêu dự án lập không sát, kéo dài thời gian, đội vốn, thiết kế vẽ vời hoa lá để tăng thêm tiền, khó ai có thể kiểm soát hết được. Nếu có sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ thì sẽ cắt được những chi phí thêm thắt, đưa công trình về sát với giá thực của nó. Còn ngược lại, số dư khổng lồ đó nếu không rơi vào túi của những nhóm lợi ích thì rơi đi đâu?

Thế mới tỏ, với rất nhiều công trình giao thông, thủy lợi, trụ sở, quảng trường, tượng đài..., chỉ sơ sẩy là mất toi cả ngàn tỉ, chục ngàn tỉ đồng như chơi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo