xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tinh giản biên chế trước nhiều thách thức

Phan Anh

Bộ máy cồng kềnh, trách nhiệm chồng chéo; cách sử dụng, đề bạt cán bộ còn mù mờ; nạn chạy chức, ô dù… là những cản trở mà việc tinh giản biên chế phải vượt qua

Sở Nội vụ TP HCM vừa trình UBND TP chỉ thị và kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định 108 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.

Theo đó, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc TP; chủ tịch UBND các quận, huyện; lãnh đạo các tổng công ty, công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu và công ty CP có vốn góp của nhà nước; chủ tịch các hội được giao biên chế và ngân sách TP hỗ trợ kinh phí để trả lương phải rà soát lại tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng tinh gọn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đến cuối năm 2021, TP HCM phải giảm tối thiểu 10% số biên chế được giao. Trong ảnh: Cán bộ UBND phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM giải quyết hồ sơ cho người dân Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Đến cuối năm 2021, TP HCM phải giảm tối thiểu 10% số biên chế được giao. Trong ảnh: Cán bộ UBND phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM giải quyết hồ sơ cho người dân Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Là người có thâm niên về cải cách hành chính, chuyên viên cao cấp Diệp Văn Sơn, nguyên Phó Vụ trưởng Bộ Nội vụ, cho rằng khi cả hệ thống chính trị rầm rộ “tấn công” vào mặt trận phòng chống tham nhũng, lãng phí thì tinh giản biên chế là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, theo ông, việc này vô cùng phức tạp, không dễ làm được ngay.

“Chắc mọi người chưa quên việc nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trước diễn đàn Quốc hội đã nhắc lại câu nói khá chua chát của một chủ tịch tỉnh rằng “mình vừa có ý định thay nó (một giám đốc sở) thì nó đã vận động thay mình”. Thực tế cũng có như vậy!” - ông Sơn nhìn nhận.

Ông Sơn dự đoán sẽ khó loại được ai khi bộ máy quá cồng kềnh, nhiều trung tâm quyền lực; trách nhiệm không rõ ràng, chồng chéo, lẫn lộn trách nhiệm cá nhân và tập thể; cách sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ còn mù mờ, thiếu minh bạch; nạn chạy chức, ô dù còn lộng hành, chưa thiết lập kỷ cương, còn tình trạng nể nang.

“Nếu làm không tốt, có khi biên chế lại phình ra như sau 10 năm thực hiện Nghị định 132, số lượng biên chế không giảm mà còn tăng thêm 20%” - ông Sơn cảnh báo.

Theo kế hoạch Sở Nội vụ trình UBND TP, đến cuối năm 2021, mỗi sở - ban - ngành, UBND quận - huyện phải giảm tối thiểu 10% số biên chế được giao (tổng số biên chế đã giao được tính trong năm 2015).

Theo ông Diệp Văn Sơn, cái khó nhất khi thực hiện tinh giản biên chế là phải có tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, từ đó mới xác định những người không đáp ứng nhiệm vụ được giao. Muốn đánh giá chính xác năng lực công chức thì phải thay đổi phương pháp. Các phương pháp đánh giá công chức đang áp dụng còn nhiều hạn chế, nặng định tính nên dễ chung chung, ai cũng tốt như nhau. Vì vậy, cần định lượng một cách khoa học khi đánh giá. Theo ông, người có quyền cao nhất đánh giá cán bộ, công chức phải là dân - những “khách hàng”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo