xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tới tháng 6-2015 mới bớt đu cáp qua sông

THẾ KHA - CAO NGUYÊN

186 cây cầu dân sinh được ưu tiên xây trước, đến tháng 6-2015 sẽ hoàn thành. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng khẳng định như vậy sau vụ một người dân ở Đắk Lắk bị tai nạn tử vong lúc đu cáp treo qua sông

Bên hành lang Quốc hội ngày 27-10, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết theo phân cấp hiện nay, việc xây dựng cầu treo, cầu dân sinh thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, ngân sách địa phương không có để làm việc này nên Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã chủ động xây dựng phương án.

Cần 1.000 tỉ đồng

Theo khảo sát của Bộ GTVT, cả nước cần khoảng 7.500 cây cầu treo, cầu dân sinh với tổng kinh phí khoảng 1.000 tỉ đồng. “Việc này phải thực hiện từng bước, theo lộ trình, chỗ nào cấp bách thì làm trước để bà con có cầu đi lại. Tính toán của bộ cho thấy có khoảng 186 cây cầu treo sẽ được ưu tiên đầu tư trước và dự kiến sẽ hoàn thành từ nay tới tháng 6-2015. Hiện nay, bộ đang yêu cầu các nhà thầu bỏ tiền ứng ra làm trước, đồng thời tiếp tục đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ cấp kinh phí” - ông Thăng nói.

Đề án xây dựng 186 cầu treo dân sinh bảo đảm an toàn giao thông trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên dự kiến sẽ hoàn thành trong thời gian 9 tháng kể từ ngày các thủ tục triển khai được hoàn tất.

Quá trình triển khai đề án cầu treo dân sinh đã gặp không ít khó khăn từ nguồn vốn, việc khảo sát thiết kế và triển khai thi công phải thực hiện trên địa bàn rất rộng, phân tán, chủ yếu là địa bàn miền núi xa xôi, khó khăn trong việc vận chuyển nguyên vật liệu, một số vị trí cầu khi khảo sát thấy không phù hợp với tiêu chí xây dựng cầu treo phải kiến nghị thay đổi.

Sau tai nạn chết người, người dân xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk vẫn phải qua sông  bằng cáp treo vì không còn cách nào khác Ảnh: CAO NGUYÊN
Sau tai nạn chết người, người dân xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk vẫn phải qua sông bằng cáp treo vì không còn cách nào khác Ảnh: CAO NGUYÊN

Bộ GTVT cũng đã ban hành các thông tư “Hướng dẫn công tác thiết kế, thi công và nghiệm thu cầu treo dân sinh” và “Hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn”, đồng thời cho lập và công bố thiết kế mẫu cầu treo có khẩu độ từ 40-120 m; khổ cầu 1,5 m và 2 m để áp dụng cho thiết kế và thi công đại trà. Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật 83/186 cầu với giá trị khoảng 403 tỉ đồng.

Cũng theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, đến nay các đơn vị đang triển khai thi công 12 cầu, trong đó có 8 cầu hoàn thành trong tháng 10-2014, gồm: cầu Bản Côm (tỉnh Yên Bái); cầu Nam Công (tỉnh Hà Nam); cầu Bản Diềm (tỉnh Nghệ An); cầu Chợ Mới, cầu Bản Giềng, cầu Pjao và cầu Nà Đán thuộc tỉnh Bắc Kạn… Trong năm 2014, Bộ GTVT đặt mục tiêu sẽ hoàn thành 80 cây cầu.

Hơn 10 lần kiến nghị, vẫn không xây cầu!

Đề cập vấn đề trách nhiệm trong vụ ông Nguyễn Chua (SN 1960, ngụ thôn 6, xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) tử vong hôm 26-10 khi đu dây cáp qua sông để đi làm, ông Đoàn Hữu - Chủ tịch UBND xã Hòa Lễ - cho rằng chính quyền địa phương đã làm hết trách nhiệm nhưng “lực bất tòng tâm”.

Theo ông Hữu, trước đây, trên địa bàn xã có tổng cộng 21 dây cáp treo do người dân tự chế bắc qua sông để đi lại. Gần đây, trước thông tin báo chí phản ánh và nhận thấy sự nguy hiểm nên UBND xã đã vận động người dân tháo dỡ 18 dây cáp nên hiện chỉ còn 3 điểm bắc qua sông Krông Ana. Ba sợi dây này có vai trò hết sức quan trọng, phục vụ nhu cầu đi lại của hàng trăm hộ dân sản xuất hơn 300 ha cây trồng phía bên kia sông. Chính vì vậy, mặc dù chính quyền địa phương đã rất nhiều lần vận động người dân tháo dỡ nhưng không thể vì đất đai của họ ở phía bên kia sông, không đi lại bằng cáp treo thì lấy gì sống.

UBND cũng đã cân nhắc việc tháo dỡ cáp treo đi bằng thuyền nhưng như vậy càng nguy hiểm hơn vì trước đây đã có lần thuyền lật làm 3 người trong một gia đình tử nạn.

Cũng theo ông Hữu, nhận thấy việc qua lại bằng cáp treo rất nguy hiểm nên trong những năm qua, UBND xã đã hơn 10 lần kiến nghị cơ quan chức năng đầu tư xây một cây cầu tại vị trí thôn 5, phục vụ nhu cầu đi lại cho toàn bộ người dân sản xuất phía bên kia sông nhưng chưa được đồng ý.

“Sau cái chết của ông Chua, người dân vẫn không còn cách nào khác là phải đi lại bằng các sợi dây cáp. Chính quyền địa phương biết đó là nguy hiểm nhưng chịu, chỉ tha thiết mong cơ quan chức năng hoặc các mạnh thường quân sớm đầu tư xây cầu để người dân bớt khổ” - ông Hữu nói.

Còn theo ông Đỗ Bình Chính, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk, những chiếc cáp treo như vậy không có trong danh mục quản lý của sở mà thuộc quản lý của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, khi chính quyền địa phương đề xuất thì sở cũng có công văn đề xuất UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; còn việc quyết định đầu tư hay không thì thuộc thẩm quyền của những cơ quan này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo