xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM hướng ra biển

Bài và ảnh: THU HỒNG

Việc khánh thành dự án nạo vét luồng Soài Rạp giai đoạn 2 diễn ra chiều 21-6 vừa qua đánh dấu bước phát triển mới cho kinh tế đường thủy tại TP HCM

Sắp tới, dự án nạo vét luồng Soài Rạp giai đoạn 3 triển khai với độ sâu luồng từ âm 11,5 m đến âm 12 m, bảo đảm cho tàu 70.000 DWT (tấn) lưu thông an toàn như cánh tay nối dài cho TP HCM vươn ra biển.

Ấp ủ 24 năm

Trước đó, ngày 17-5, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM đã đón tàu container Northern Genius (Nhật Bản) có tải trọng 54.020 DWT vào cảng SPCT (Cảng container Trung tâm Sài Gòn) thông qua luồng Soài Rạp. Việc này được Giám đốc Sở GTVT TP HCM, ông Tất Thành Cang, khẳng định: “Chính quyền TP đã ấp ủ 24 năm rồi”. Theo ông Cang, từ năm 1990, lãnh đạo TP đã quan tâm nghiên cứu sâu để phát triển vận tải biển thông qua luồng Soài Rạp. Trải qua nhiều nhiệm kỳ lãnh đạo, nhiều tranh luận khoa học, đến nay, luồng Soài Rạp mới chính thức phát huy được vai trò. Việc đưa vào sử dụng luồng sông này không chỉ đáp ứng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của TP HCM, quy hoạch hệ thống cảng biển đến năm 2020 mà còn đẩy mạnh phát triển vận tải hàng hóa qua đường biển.

Tàu container Northern Genius tải trọng 54.020 DWT vào cảng SPCT trong tháng 5-2014
Tàu container Northern Genius tải trọng 54.020 DWT vào cảng SPCT trong tháng 5-2014

Sẽ có 2 điều lợi khi tàu đi qua luồng Soài Rạp. Thứ nhất, rút ngắn lộ trình với quãng đường khoảng 20 km khi tàu đi qua luồng sông này so với đi luồng sông Lòng Tàu về TP HCM. Thứ hai, thu hút các hãng tàu nước ngoài có tải trọng lớn khi chi phí nhiên liệu, phí xếp dỡ hàng hóa, phí hoa tiêu… đều giảm so với trước bởi luồng sông Lòng Tàu chỉ cho tàu biển tải trọng 20.000-30.000 tấn lưu thông. Chưa kể sắp tới, dự án nạo vét luồng Soài Rạp (giai đoạn 3) triển khai với độ sâu nạo vét đến âm 12 m (hiện nay là âm 9,5 m) sẽ đón tàu tải trọng lên đến 70.000- 100.000 tấn.

Ông Nguyễn Lê Chơn Tâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cảng container Trung tâm Sài Gòn (SPCT) thuộc khu công nghiệp (KCN) cảng Hiệp Phước, cho biết cảng này đang chờ cơ hội phát triển từ luồng Soài Rạp. SPCT hoạt động từ năm 2010 với công suất 1 triệu container/năm, dự kiến sẽ tăng 50% công suất sau khi có luồng Soài Rạp. Tính ra, 1 tàu 50.000 tấn đi qua lộ trình này sẽ tiết kiệm hơn 500.000 USD/năm. “Hiện nay, đã có 5 hãng tàu thông báo với SPCT là sẽ mở các tuyến vận chuyển thẳng từ TP HCM đến các thị trường lớn trên thế giới thay vì trung chuyển qua một cảng trung gian ở Đông Bắc Á hoặc Đông Nam Á khi có luồng Soài Rạp” - ông Tâm hồ hởi nói.

Kết nối hạ tầng giao thông

Đến cuối năm 2013, TP HCM vẫn là trung tâm cảng biển lớn nhất của khu vực phía Nam, chiếm tới 90% tổng sản lượng hàng hóa thông qua khu cụm cảng số 5 (khu vực Đông Nam Bộ). Theo quy hoạch chung đã được UBND TP HCM phê duyệt, khu đô thị cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) có diện tích hơn 3.900 ha với cụm cảng biển, khu đô thị và KCN. Đây sẽ là khu đô thị cảng biển quốc tế quy mô lớn, đầu mối trung chuyển phục vụ không chỉ TP HCM mà cả vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Đặc biệt, luồng Soài Rạp sẽ phát huy hiệu quả tối đa khi các cảng dọc sông Sài Gòn lần lượt di dời về đây, như: cảng Tân Cảng - Hiệp Phước dự kiến khai thác tháng 11-2014, đầu năm 2016 là cảng Sài Gòn - Hiệp Phước (đã đưa vào hoạt động giai đoạn 1 với diện tích 54 ha, quy mô xếp dỡ 8,7 triệu tấn hàng hóa/năm) và các cảng khu vực hạ lưu Hiệp Phước.

Riêng vấn đề kết nối hạ tầng giao thông đường bộ khu vực quanh khu đô thị cảng Hiệp Phước - điều mà các hãng tàu quan tâm - ông Tất Thành Cang cho biết Sở GTVT đã có kế hoạch cụ thể và đang trình UBND TP xem xét. Trước đó, trục Bắc - Nam (Nguyễn Hữu Thọ) kết nối khu đô thị cảng với trung tâm TP đã đưa vào hoạt động. Ngoài ra, để tránh ùn ứ trên trục đường này dẫn vào các cảng, Sở GTVT đang lấy ý kiến về cảnh quan, kiến trúc để xây dựng cầu vượt tại nút giao Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Linh. “Chúng tôi cũng đang trình UBND TP xem xét bố trí vốn cho dự án nâng cấp cầu Rạch Dơi (huyện Nhà Bè) để nâng độ tĩnh không thông thuyền, song song đó là có kế hoạch đầu tư đường D3 nối trục Bắc - Nam vô các cảng của KCN Hiệp Phước” - ông Cang nói.

Lộ trình đi qua luồng Soài Rạp

Đối với tàu vào, rời các cảng phía hạ lưu ngã ba Bình Khánh trên sông Lòng Tàu: Theo hướng tuyến luồng Sài Gòn - Vũng Tàu.

Đối với các tàu vào, rời các cảng trên sông Soài Rạp: Theo hướng tuyến luồng Soài Rạp.

Đối với tàu vào, rời các cảng phía thượng lưu ngã ba Bình Khánh: Vào theo luồng Sài Gòn - Vũng Tàu và ra theo luồng Soài Rạp.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo