xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP.HCM: Bao nhiêu công trình kém chất lượng?

Theo Tuổi Trẻ

Ngày 27-8, Đoàn đại biểu Quốc hội (QH) TP.HCM và Ban kinh tế - ngân sách HĐND TP làm việc với Sở Xây dựng TP về tình hình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, công tác cấp chủ quyền nhà và việc sử dụng mặt bằng nhà xưởng do Nhà nước quản lý.

Thất thoát 5,7% là chưa đúng

Sau khi phó giám đốc Sở Xây dựng Lê Quang Trung báo cáo tình hình gần một tiếng rưỡi, bà Phạm Phương Thảo - phó đoàn đại biểu QH TP, chủ tịch HĐND TP - đặt vấn đề: “Sở Xây dựng làm rõ thêm về tỉ lệ 5,7% thất thoát. Con số này có phản ảnh đúng thực trạng? TP không có công trình nào kém chất lượng, có đúng không?”.

Trước đó, ông Trung nêu ra kết quả thanh tra năm 2003 của 55 dự án vốn ngân sách nhà nước với tổng vốn đầu tư 701 tỉ đồng, có 22 dự án vi phạm với số tiền 40 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 5,7%. Ông Trung cho rằng tỉ lệ này thể hiện sự thất thoát, còn cụ thể hơn nữa thì...” chưa có cơ sở khoa học để tính toán.

“Ngay cả báo cáo của Chính phủ nói thất thoát 30% cũng có ai công nhận đâu!” - ông Trung nói. Ông Phạm Minh Trí (chủ tịch Hội Khoa học kinh tế): “Các anh quản lý ngành mà căn cứ kết luận thanh tra để trả lời thì không thể chấp nhận được! Thế các công trình chưa thanh tra thì sao? Sở Xây dựng phải nghiên cứu kỹ và đánh giá đúng để trả lời trước dân”.

Các anh nói TP không có công trình chất lượng kém, nhưng lại đưa ra tỉ lệ 90% dự án phải điều chỉnh. Mà điều chỉnh sẽ gây chậm trễ, trong xây dựng chậm trễ đồng nghĩa với chất lượng kém, lãng phí... Làm sao có thể nói không có công trình nào kém chất lượng khi chính các anh đưa ra con số 30% đơn vị không có báo cáo quản lý chất lượng công trình, 192/499 công trình (chiếm 38,5%) có hồ sơ thiết kế dự toán chưa bảo đảm...”.

Ông Phan Phùng Sanh (Hội Khoa học kỹ thuật xây dựng) với kinh nghiệm của gần 50 năm trong nghề xây dựng nói: “Thất thoát phải đến 30-40% chứ không ít đâu. Tôi... ở trong chăn nên biết rất rõ. Thất thoát ở đây là đầu tư sai, đầu tư phân tán không gây hiệu quả kinh tế...”.

“Cắt” không đúng chỗ

Sở Xây dựng báo cáo: tư vấn thiết kế lập dự toán không chính xác, Sở Xây dựng tính toán lại và cắt giảm cho ngân sách nhà nước số tiền ngày càng cao: năm 2001: cắt giảm 30,4 tỉ đồng, năm 2002: 88,7 tỉ đồng, năm 2003: 123,1 tỉ đồng. Ông Nguyễn Châu Kỳ - giám đốc Đài tiếng nói nhân dân TP - nói: “Cắt để thu lại tiền cho nhà nước nghe qua thì... sướng, nhưng chưa yên tâm.

Cơ quan tôi có mấy công trình nhỏ thôi, lên đây cũng bị “cắt”, mà “cắt” không đúng chỗ. Ví dụ thiết kế tính toán là phải có đà để công trình không bị võng, nhưng các anh cắt béng mất mấy cây đà. Cuối cùng đơn vị thẩm định cho rằng không có đà là không được. “Cắt” để... báo công à!”. Ông Kỳ nêu vài công trình bị cắt đến nỗi không còn lề đường như khu dân cư Bình Thới (quận 6)... Ông Lê Văn Trung (Trường đại học Bách khoa TP): “Chống thất thoát bằng biện pháp cắt giảm là chắp vá. Các anh “cắt” ở đâu cũng được, nhưng chừa chất xám ra. Dự toán, thiết kế... là chất xám cả, phải có chuyên môn nghiệp vụ mới làm được”.

Sở Xây dựng thừa nhận công tác khảo sát tư vấn thiết kế còn nhiều khiếm khuyết, chậm khắc phục và đưa ra biện pháp chế tài... thắt chặt và kịp thời. Cụ thể đã có 12 công ty không được phép tham gia vào các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn TP. Một lần nữa, ông Trương Trọng Nghĩa đưa ra mâu thuẫn: “Các anh nói trong ba năm qua trung bình mỗi năm có thêm 10.000 doanh nghiệp ra đời, trong đó doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chiếm 50%.

Có nghĩa hiện nay TP có 15.000 doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng. Vậy mà chỉ chế tài được 12 đơn vị!”. Ông Nguyễn Văn Quang, phó viện trưởng Viện Kinh tế, đồng ý: “Chất lượng tư vấn thiết kế ngày càng kém. TP đã phân cấp công tác quản lý chất lượng công trình cho quận huyện, chúng tôi muốn biết có bao nhiêu quận huyện quản lý chưa tốt và biện pháp nâng cao hiệu quả sau phân cấp”.

“Bó” để... giữ ghế?

Trả lời về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (theo yêu cầu của Ban kinh tế - ngân sách HĐND TP), Sở Xây dựng cho biết toàn TP đã cấp được 72% nhà đất cần phải cấp giấy chủ quyền. Ông Nguyễn Minh Hoàng: “Vấn đề là có thể hoàn thành công tác này vào năm 2005 hay không. Số hồ sơ bị trả về, chưa giải quyết sẽ bị “treo” đến bao giờ?

Chỉ thị 30 về công tác qui hoạch mở ra rất nhiều, ghi rõ vi phạm đã xử lý rồi thì cấp chủ quyền, vậy nhà vi phạm chỉ thị 08 (tháng 4-2002) xử lý rồi sao chưa cấp?”. Ông Nguyễn Minh Dũng, giám đốc Sở Xây dựng, trả lời: “Hiện nay chỉ còn các diện sau đây là chưa cấp chủ quyền được: nhà có yếu tố nước ngoài, nhà diện 2/IV, nhà đang tranh chấp và nhà vi phạm xây dựng. Nhưng vi phạm mà xử lý rồi là cấp”. Ông Nguyễn Châu Kỳ: “Cấp chủ quyền phải thoáng hơn nữa. Ngành xây dựng phải mạnh dạn trình lên UBND TP, “bó” quá người ta nghĩ mấy anh làm vậy để... giữ ghế đó”.

Đoàn đại biểu QH TP tỏ ý chưa hài lòng do nội dung giám sát chính là việc sử dụng mặt bằng nhà xưởng do Nhà nước quản lý chưa được báo cáo do không còn thời gian. Bà Phạm Phương Thảo: “Tôi được đọc bốn bản báo cáo về việc này nhưng đọc xong thấy còn rất lù mù, chưa hiểu các cơ quan đã sử dụng đúng mục đích?, quản lý như vậy là tốt chưa? Chính phủ đã chỉ đạo ai sử dụng không đúng mục đích thì tiền thuê nhà phải nộp cho ngân sách. Mình đã làm được như vậy? TP Hà Nội đưa ra được con số 500.000m2 diện tích mặt bằng để lãng phí. Còn TP.HCM thì sao? Chúng tôi sẽ đề nghị UBND TP báo cáo cụ thể trước HĐND TP”.

Do đây là những nội dung quan trọng được dư luận quan tâm và nhiều cử tri chất vấn, Đoàn đại biểu QH TP và Ban kinh tế - ngân sách HĐND TP thống nhất sẽ dành một buổi làm việc khác vào giữa tháng 9-2004 để nghe Sở Xây dựng trả lời những vấn đề đặt ra nhưng còn bỏ ngỏ. Trong thời gian này, các vị dân biểu sẽ tiếp tục ghi nhận ý kiến phản ảnh từ cử tri.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo