xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc đưa tên lửa ra Hoàng Sa để khống chế Biển Đông

Dương Ngọc

(NLĐO)- Việc đưa tên lửa ra Hoàng Sa của Việt Nam là bước leo thang mới, bộc lộ tham vọng của Trung Quốc không chỉ kiểm soát trên biển mà cả không gian trên Biển Đông.

 

Ảnh vệ tinh cho thấy tên lửa được triển khai trên đảo Phú Lâm - Ảnh: ImageSat International
Ảnh vệ tinh cho thấy tên lửa được triển khai trên đảo Phú Lâm - Ảnh: ImageSat International

Trao đổi với Báo Người Lao Động từ góc độ một chuyên gia phân tích về việc quân đội Trung Quốc điều động các hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 đến đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ông Trần Việt Thái - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Ngoại giao Việt Nam - nhận định đây chỉ là bước đi chiến thuật nhưng có hàm ý lâu dài có thể thay đổi bức tranh chiến lược tổng thể ở khu vực.

Ông Thái cho rằng một số bệ phóng tên lửa đất đối không của Trung Quốc hiện nay vẫn chưa làm thay đổi cán cân quân sự nhưng đây là một bước triển khai rất đáng lo ngại ở khu vực vì nó cho thấy Trung Quốc bằng cách này hay cách khác đang quân sự hoá các điểm chiếm đóng của họ ở Biển Đông để thực hiện mục tiêu độc chiếm Biển Đông. Xét về mặt quân sự, một, hai hệ thống tên lửa có thể chưa là gì, nhưng tích luỹ từng bước rất nguy hiểm, là một vấn đề rất nghiêm trọng.

“Trung Quốc triển khai mọi việc một cách lặng lẽ, chỉ đến khi bị phát hiện, dư luận mới biết. Rõ ràng những hành động đó là hết sức nguy hiểm, trái với cam kết ngoại giao mà Trung Quốc đã có với ASEAN cũng như với các nước trong khu vực và trên thế giới về việc không quân sự hoá và không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông” - ông Thái đánh giá.


Ông Trần Việt Thái - Ảnh: Dương Ngọc

Ông Trần Việt Thái - Ảnh: Dương Ngọc

Theo ông Thái, việc Trung Quốc đưa tên lửa phòng không ra khu vực cho thấy tham vọng của nước này không chỉ kiểm soát trên biển mà còn sẽ kiểm soát cả khu vực vùng biển vì theo thông tin báo chí, hệ thống này kiểm soát được trên 200 km, nghĩa là từ đó có thể khống chế được một vùng rộng lớn và gây nguy hiểm cho các thiết bị bay dân sự cũng như quân sự. “Việc Trung Quốc triển khai hệ thống đất đối không là một bước leo thang mới vì nó bộc lộ tham vọng của Trung Quốc là không chỉ kiểm soát trên biển mà còn muốn khống chế cả hàng không, cả khu vực không gian. Đây cũng là một trong những bước làm leo thang căng thẳng dẫn đến những nguy cơ ngày càng lớn hơn ở khu vực và có tác động về lâu dài. Đó là những bước đi rất nguy hiểm, đáng phải lên án và Trung Quốc cần phải chấm dứt hành động đó” - ông Thái khẳng định.

Ông Trần Việt Thái cho rằng với hoả lực và lực lượng như vậy, Trung Quốc có khả năng khống chế vùng biển và vùng không gian trên biển rất rộng lớn, có thể áp đặt một vùng cấm bay hoặc một khu vực không cho phép sự tiếp cận từ bên ngoài cả trên biển và trên không. Điều đó ảnh hưởng đến tự do, an toàn hàng hải, hàng không, đặt ra những thách thức mới, ví dụ như họ diễn tập hàng không sẽ ảnh hưởng đến tất cả các chuyến bay dân sự, thương mại.

“Đây mới chỉ là bước ban đầu, nhưng chúng ta đã biết rồi, Trung Quốc không làm ồ ạt công khai, họ cứ làm từng bước một, đến lúc tích đủ mới bung ra thì không ai kịp trở tay cả. Hiện Trung Quốc chỉ thực hiện từng bước một, nếu chúng ta không có biện pháp phản đối mạnh lúc này, điểm này, họ sẽ lấn tới ở những chỗ khác” - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược khẳng định.

Tầm bắn có thể lên tới 230 km

 

Tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc - Ảnh: AUS Airpower
Tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc - Ảnh: AUS Airpower

Truyền thông quốc tế những ngày qua đưa tin Trung Quốc triển khai 2 khẩu đội gồm 8 bệ phóng tên lửa HQ-9 tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

HQ-9 là tên viết tắt của Hongqi-9 (Hồng Kỳ-9), thế hệ tên lửa đất đối không (SAM) thứ tư của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), được Tổng công ty Quốc phòng Trung Quốc (CPMIEC) thiết kế để theo dõi và tiêu diệt máy bay (quân sự lẫn dân sự), tên lửa hành trình, tên lửa không đối đất và tên lửa đạn đạo chiến thuật.

Theo đài Deutsche Welle (DW - Đức), HQ-9 tương tự hệ thống phòng không S-300 của Nga nhưng Trung Quốc được cho là đã phát triển một biến thể với tầm bắn xa hơn, có thể lên tới 230 km. Tên lửa này được trang bị cho cả lực lượng không quân và hải quân của PLA với phiên bản tên gọi HaiHongQi 9 (HHQ-9).

Tên lửa HQ-9 có trọng lượng 1.300 kg, dài 6,8 m, đầu đạn nặng 180 kg. Các tài liệu của Trung Quốc cho hay tên lửa đạt tốc độ khoảng 1.400 m/s nhưng chưa được kiểm chứng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo