xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc tập trận: Đó là sự gây hấn

Hoài Nam

Cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc diễn ra 10 ngày tại khu vực các đảo đá thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nội dung tập trận bao gồm đổ bộ đánh chiếm đảo với rất nhiều vũ khí hiện đại

Từ ngày 22 đến 31-7, hải quân Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận tại vùng biển tranh chấp tại biển Đông giữa lúc tình hình quan hệ của Trung Quốc với các nước giáp biển và với Mỹ tiếp tục căng thẳng.

Tập đổ bộ đánh chiếm đảo

Nhằm giảm nhẹ ý nghĩa cuộc tập trận này, ngày 25-7, người phát ngôn của Hải quân Trung Quốc Lương Dũng nói rằng cuộc tập trận được trù liệu từ trước và không nhằm vào nước nào. Tuy nhiên, nhìn lại các diễn biến gần đây, có thể thấy cuộc tập trận này là hành động gây hấn mới nhất của Trung Quốc tại biển Đông sau việc bồi đắp các đảo đá ở Trường Sa.

Gần đây nhất, hôm 30-6, quân đội Trung Quốc đã tổ chức diễn tập bắn đạn thật cho lực lượng dân binh tại vịnh Bắc Bộ. Văn phòng Dự bị động viên cho vận tải quốc gia thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc trong tháng 6 cũng đã đưa ra tài liệu hướng dẫn “Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật”, yêu cầu 172.000 tàu dân sự của nước này phải bảo đảm tham gia phục vụ hải quân trong trường hợp xảy ra xung đột.

Hạm đội biển Đông của Trung Quốc tập trận vào giữa tháng 7 vừa qua Ảnh: PEOPLE’S DAILY
Hạm đội biển Đông của Trung Quốc tập trận vào giữa tháng 7 vừa qua Ảnh: PEOPLE’S DAILY

Ở cuộc diễn tập hải quân 10 ngày như nói trên đang diễn ra tại khu vực ngoài khơi phía Đông đảo Hải Nam và tại khu vực các đảo đá phía Đông Bắc của quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Người phát ngôn của Hải quân Trung Quốc Lương Dũng cho biết mục tiêu cuộc tập trận này là kiểm tra khả năng chiến đấu thực sự của các binh sĩ, tăng cường khả năng cơ động và hoàn thành các nhiệm vụ quân sự đa dạng.

Các nguồn tin tức khác xác nhận nội dung cuộc tập trận là đổ bộ đánh chiếm đảo với rất nhiều vũ khí hiện đại. Nhằm biện hộ cho hành động gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông, ông Lương Dũng ngang ngược nói: “Một số nước láng giềng từ lâu đã chiếm đóng bất hợp pháp một số đảo, xây dựng các cơ sở như sân bay và thậm chí triển khai vũ khí phòng thủ hạng nặng”.

Đe dọa, gây áp lực quân sự

Mục tiêu của các cuộc tập trận hải quân của Trung Quốc trên biển Đông là đe dọa, gây áp lực quân sự đối với các nước giáp biển Đông. Việt Nam đã phản ứng mạnh mẽ trước việc Trung Quốc leo thang mở cuộc tập trận quy mô lớn này.

Trong khi đó, chính quyền vùng lãnh thổ Đài Loan cũng bày tỏ lo ngại về cuộc tập trận. Theo các nguồn tin Đài Loan, từ tháng 6, quân đội Trung Quốc đã tiến hành hàng loạt cuộc tập trận trên đất liền và trên biển với mục tiêu giả định là tấn công Phủ Tổng thống của Đài Loan. Tướng về hưu Từ Quang Dụ phát biểu trên Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc: “Hải quân Trung Quốc đang tụt hậu so với lực lượng bộ binh, cần được tăng cường thông qua các cuộc tập trận thường xuyên”.

Trên thực tế, hải quân Trung Quốc những năm gần đây được ưu tiên cao cho việc phát triển lực lượng; hiện đang trong quá tình chuyển đổi từ lực lượng  bảo vệ bờ biển thành lực lượng hải quân viễn dương có năng lực hoạt động tại nhiều khu vực toàn giới. Trong 2 năm 2013-2014, số lượng tàu chiến của Trung Quốc hạ thủy nhiều hơn bất kỳ nước nào.

Báo cáo của Văn phòng Tình báo thuộc Hải quân Mỹ công bố ngày 9-4-2015 nêu rõ: “Trong những năm sắp tới, việc ra mắt các tàu sân bay, tàu ngầm tên lửa đạn đạo, tàu đổ bộ cỡ lớn sẽ thay đổi hoàn toàn phương thức hoạt động của hải quân Trung Quốc”.

Củng cố yêu sách “đường 9 đoạn” phi lý

Sách trắng quốc phòng Trung Quốc “Chiến lược quân sự của Trung Quốc” được công bố hôm 26-5 vừa qua nhấn mạnh việc nước này coi trọng xây dựng lực lượng hải quân để đáp ứng yêu cầu chiến lược “phòng vệ cận hải, hộ vệ viễn dương”. Theo tài liệu này, hải quân Trung Quốc có nhiệm vụ nâng cao năng lực uy hiếp và phản kích chiến lược, tác chiến cơ động trên biển, phối hợp tác chiến chung trên biển, bảo đảm an toàn lợi ích Trung Quốc tại nước ngoài.

Đáng chú ý là từ năm 2013, sau khi hợp nhất 5 lực lượng dân sự và bán quân sự trên biển thành một lực lượng hải giám duy nhất, chính các lực lượng chấp pháp của Trung Quốc đóng vai trò chủ đạo và trực tiếp trong các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông, yểm trợ các hoạt động khẳng định chủ quyền và hoạt động xây cất, bồi đắp cảng đảo ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Mặt khác, những năm gần đây, Trung Quốc còn dùng các hoạt động khảo cổ  trên biển để củng cố cho yêu sách “lịch sử” trong “đường 9 đoạn” phi lý, phục vụ mục đích khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông. Trung Quốc đã xác định khoảng 200 “địa điểm di sản văn hóa” dưới nước ở giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Xâm phạm chủ quyền Việt Nam

Trước việc hải quân Trung Quốc tập trận trên biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ hành động tập trận lần này xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo 2 nước, đe dọa an ninh an toàn hàng hải tại biển Đông và gây căng thẳng cho tình hình tại khu vực.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo