xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tự cứu khi ra đường!

PHẠM SANH

Kẹt xe ngày càng nghiêm trọng là tình trạng không thể nào tránh được tại các thành phố lớn hoặc đang phát triển của thế giới, bắt nguồn cơ bản từ sự gia tăng dân số và thu nhập, kéo theo nhu cầu đi lại gia tăng.

Trên thế giới, khá nhiều thành phố đã đưa ra các cách giải quyết nhưng vẫn không chuyển biến, thậm chí còn tệ hơn. Rủi ro và thách thức lớn vẫn còn đặt ra cho việc thực thi các chiến lược, đồ án quy hoạch, các chương trình đề án giảm kẹt xe. Dự báo của các chuyên gia giao thông thế giới cho thấy kẹt xe có thể còn kéo dài vài thập niên tới, cấp Chính phủ không thể nào làm giảm kẹt xe nhưng cấp chính quyền thành phố thì có thể hạn chế được nếu có các giải pháp thích hợp.

Ô tô cá nhân phát triển nhanh tại các thành phố trên thế giới từ đầu thế kỷ XX cũng xuất phát từ 2 yếu tố chính, do mạng lưới giao thông công cộng không thể phủ kín hết các khu vực có mật độ dân cư thưa thớt và do kinh tế - thu nhập phát triển cao trong kỷ nguyên công nghiệp đã kích thích người tiêu dùng sở hữu ô tô cá nhân. Dự báo vào năm 2050, lượng ô tô thế giới lên đến 2,5 tỉ chiếc.

Khi nhu cầu đi lại của người dân đô thị ngày càng gia tăng, tất yếu phải có sự phát triển về hạ tầng và phương tiện giao thông thích ứng. Kinh nghiệm thế giới cho thấy khó lòng phát triển đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng đường sá theo kịp sự gia tăng nhu cầu giao thông trong đô thị do độ trễ của hoạt động đầu tư xây dựng, do giá đất quá cao và “hiệu ứng ống khói” khi có đường giao thông mới, tốt; vì thế phương án tốt nhất sẽ là phát triển hệ thống giao thông công cộng để duy trì quan hệ cung - cầu, làm tiền đề cho các giải pháp hạn chế phát triển xe cá nhân.

Tại các đô thị Việt Nam, hệ thống hạ tầng giao thông (thông qua các chỉ tiêu đánh giá như mật độ, tỉ lệ đường, bãi đậu xe...) trên dân số hoặc trên diện tích đô thị đều quá khiêm tốn, trung bình chỉ vào khoảng từ 10%-20% so với các nước đang phát triển. Hệ thống giao thông công cộng chủ yếu trông cậy vào xe buýt cũng đang giẫm chân tại chỗ với con số dao động 10% nhu cầu đi lại ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM; các dự án metro giống các nước khác, vốn quá lớn, kéo theo tiến độ thực hiện quá dài, khó hiện thực và hoàn chỉnh trước năm 2030; các dự án tramway, BRT... do bế tắc nguồn vốn đều triển khai manh mún, chậm chạp; hệ thống taxi, xe máy ôm đều chưa được quản lý chặt chẽ.

Trước đây, để giải quyết chuyện kẹt xe nghiêm trọng tại các thành phố lớn, Bộ Giao thông Vận tải từng đưa ra đề án hạn chế xe cá nhân, sau đó thấy khó khả thi nên mới chuyển sang đề án phát triển hợp lý các phương thức vận tải với nhiều giải pháp hơn và đưa vấn đề kẹt xe về cho các địa phương giải quyết. Nhưng rồi mọi sự vẫn đâu vào đó, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ công chức - viên chức rồi người dân đều phải tự cứu lấy mình khi ra đường vì phải tồn tại, vì công việc, vì cuộc sống và các quan hệ xã hội khác...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo