xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

UBND phường “thầu” lấp rạch

Bài và ảnh: Hồng Thảo

UBND phường lấp một phần rạch nhằm mở đường đi vào đất cho một cá nhân. Trong khi trước đó, cũng tại phần rạch này, hộ dân khác san lấp lại bị lập biên bản, yêu cầu khắc phục nhằm trả sự thông thoáng cho dòng chảy

Mới đây, trong cuộc họp tổ dân phố, người dân đường 43, phường Bình Thuận, quận 7 (TP HCM) đã nêu nhiều bức xúc xung quanh việc chính quyền địa phương lấp một phần rạch Thầy Tiêu để... mở đường vào khu đất trống của ông Lê Xuân Thành (ngụ đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7).

Tiền hậu bất nhất

Phần rạch này cách đây mấy tháng, bà Nguyễn Thị Nụ (số 2A, đường 43) vừa mới múc đất trả lại như hiện trạng ban đầu theo yêu cầu của chính quyền địa phương.

Cụ thể, do nhà ở sát rạch, thường xuyên bị triều cường gây ngập nên năm 2003, bà Nụ san lấp một phần rạch để gia cố nền mà không bị chính quyền địa phương xử phạt, cũng không ai tranh chấp hay khiếu nại.

Việc này trôi qua đến năm 2013, Thanh tra Xây dựng quận 7 mời bà Nụ lên làm việc vì có đơn của ông Lê Xuân Thành phản ánh bà Nụ lấn rạch. Sau đó, UBND phường Bình Thuận nhiều lần mời bà Nụ làm việc. Bà Nụ khẳng định sẵn sàng khôi phục hiện trạng ban đầu, tuy nhiên, bà cũng khiếu nại trên địa bàn phường có hàng trăm trường hợp lấp rạch, chiếm đất nhưng không bị xử lý.

Tháng 6-2014, gia đình bà Nụ múc đất trả lại hiện trạng rạch

Tháng 6-2014, gia đình bà Nụ múc đất trả lại hiện trạng rạch

Dù vậy, UBND quận 7 vẫn ban hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục hiện trạng ban đầu do rạch còn chức năng thoát nước, có hành lang bảo vệ rạch 20 m. Bà Nụ phải thuê xe múc lại số đất đã lấp để trả lại hiện trạng rạch.

Bất ngờ, giữa tháng 9-2014, một lực lượng hùng hậu chở đất, cát, cừ tràm đến lấp lại phần diện tích rạch mà bà Nụ vừa múc đất xong, gây bức xúc trong nhân dân. Ngay sau đó, ông Lê Trọng Hiếu, Chủ tịch UBND quận 7, có công văn gửi Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM viện dẫn quyết định ngày 9-6-2004 của UBND TP cho phép điều chỉnh hướng tuyến dòng chảy “đối với những đoạn sông, kênh, rạch có bờ tự nhiên khúc khuỷu, lồi lõm và không bảo đảm yêu cầu tổ chức giao thông đường thủy, yêu cầu tổ chức tiêu thoát nước...”.

Trong khi đó, cũng tại quyết định trên quy định việc thay đổi về ranh mép bờ cao sông, kênh, rạch dẫn đến việc thay đổi ranh phạm vi hành lang trên bờ sông, kênh, rạch phải được Sở GTVT xem xét, thỏa thuận. Như vậy, chính quyền địa phương đã lấp rạch khi chưa được sự đồng ý của Sở GTVT.

Lấp rạch theo... đơn xin mở đường (?)

Việc lấp rạch Thầy Tiêu được thiết kế với chiều ngang 5 m, dài 38 m; chủ đầu tư là UBND phường Bình Thuận, vốn trên 383 triệu đồng do chủ đất bỏ ra. Bà Nguyễn Thị Bé Ngoan, Phó Chủ tịch UBND phường Bình Thuận, cho biết việc lấp rạch mở đường cho ông Lê Xuân Thành vào đất dựa vào đơn của ông này.

Tháng 9-2014, UBND phường làm “chủ đầu tư” lấp rạch

Tháng 9-2014, UBND phường làm “chủ đầu tư” lấp rạch

Cụ thể, ông Thành và 3 đồng đại diện (thực chất đã bán đất cho ông Thành trước đó - PV) xin mở đường vì khi biết đất có quy hoạch chi tiết 1/2000 đã tìm đến những người có đất ở liền kề để thương lượng nhưng không được. Thấy miếng đất trống sát nhà bà Nụ (đất do bà Nụ san lấp - PV) nên xin làm nơi mở lối đi.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, phân tích trong vụ việc này, chính quyền địa phương đã có “dấu hiệu không bình thường”.

“Trước đó, cho rằng bà Nụ lấp rạch, lấn chiếm nên lập biên bản, rồi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lấn chiếm kênh rạch. Đến khi bà Nụ trả lại hiện trạng ban đầu thì chính quyền địa phương lại có chủ trương cho lấp rạch xây đường. Điều này thể hiện rõ sự mâu thuẫn trong giải quyết vụ việc. Trường hợp này, chính quyền nên để các hộ dân tự thỏa thuận với nhau việc mở lối đi ra đường chính, không nên can thiệp vào việc dân sự giữa các bên. Nếu các bên không thỏa thuận được, họ có quyền yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật” - luật sư Hậu nói.

Nghiêm cấm san lấp

Toàn quận 7 có 5.700 trường hợp lấn chiếm đất công, đất kênh, rạch. Riêng phường Bình Thuận có 6 tuyến kênh, rạch, hồ với chức năng thoát nước thì có tới 518 trường hợp lấn chiếm đất công, kênh, rạch và nhiều người đã được cấp sổ.

Chưa kể, rạch Thầy Tiêu có chức năng thoát nước, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM đưa vào “danh mục sông, kênh, rạch có chức năng tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển rừng” trong Quyết định số 444 ngày 21-11-2011, quy định: “Nghiêm cấm mọi cá nhân và tổ chức san lấp, lấn chiếm trái phép dưới mọi hình thức”.

 

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo