xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ước nguyện

Lê Trường

Ba mươi năm trước, tôi vào đời bằng nghề gõ đầu trẻ. Ngày ấy, mặc dù nền kinh tế thị trường đã bắt đầu mở cửa nhưng đời sống giáo viên vẫn còn bộn bề lo toan.

Với tuổi thanh xuân tràn đầy nhiệt huyết, lớp thầy cô giáo tuổi đôi mươi của chúng tôi vẫn toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp mình đã chọn. Và ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 hằng năm thật sự có ý nghĩa đối với tôi, cả lòng tự hào lẫn xúc động. Đôi cành hoa tươi, gói trà xanh, chục trái cây hay ký nếp… được học sinh hoặc phụ huynh mang tặng, tuy giản đơn nhưng sao ấm áp nghĩa tình thầy - trò đến lạ!

Xã hội phát triển, cuộc sống theo chiều ngày càng thực dụng hơn. Những món quà mộc mạc ngày trước, giờ đây được các bậc phụ huynh thay bằng những tặng vật có giá trị lớn, thậm chí là chiếc phong bì tiền.

Những năm đầu mới rời xa bục giảng, cảm giác bồi hồi, nhung nhớ vẫn cứ ùa về trong tôi vào dịp 20-11. Nhưng rồi sự thực dụng quá mức của xã hội đối với người thầy khiến tôi có lúc phải suy nghĩ. Những đồng nghiệp cũ của tôi - giờ vẫn đang mang nặng thiên chức “trồng người” - cũng không ngoại lệ. Những món quà giá trị, chiếc phong bì bạc triệu kia không khỏa lấp được ước nguyện đong đầy đạo lý, nhân văn của mỗi nhà giáo.

Câu chuyện “dạy thêm - học thêm” với hàng trăm lần trong suốt cả chục năm qua bị đem ra mổ xẻ, thử hỏi có thầy cô nào chẳng đau lòng. Nhưng với đồng lương chưa tương xứng giá cả thị trường hiện nay, làm sao nhà giáo có thể xoay xở cho cuộc sống gia đình để ngày ngày bước lên bục giảng, làm tròn trách nhiệm mà xã hội đã giao phó. Nếu đồng lương đủ trang trải thì thầy cô sẽ không còn đau đáu việc dạy thêm.

Nhưng nhà giáo nào chỉ có chuyện “cơm áo gạo tiền”. Chương trình dạy và học, các loại sách giáo khoa, tham khảo, hướng dẫn… thi cử bị thay đổi xoành xoạch trong những năm qua khiến thầy cô phải quay cuồng theo cái gọi là… “đổi mới” ấy. Trong khi đó, học sinh thì bị nhồi nhét một khối lượng bài vở quá sức đến nỗi không còn thời gian tham gia các hoạt động xã hội, thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

Hầu hết thầy cô tâm huyết với nghề mong ước rằng những kiến thức truyền đạt cho học sinh, sinh viên chính là nền tảng cơ bản để các em phát huy khả năng tư duy, từ thấp đến cao, vững vàng khi ra đời. Các thầy cô cũng mong sẽ không còn chuyện cuối năm học, mỗi trường cứ chăm chăm vào tỉ lệ tốt nghiệp để giành thành tích; chuyện “học giả, bằng thật” sẽ mãi mãi chấm dứt trong một xã hội hiện đại, văn minh này…

20 -11, ngày tôn vinh nhà giáo Việt Nam. Xin hãy trân trọng những nguyện ước của các thầy cô. Những ước nguyện ấy thật ra nào đâu quá cao xa nhưng hiềm một nỗi đã bao năm rồi tất cả chỉ là… nguyện ước!?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo