xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Việt Nam phản ứng việc Trung Quốc đưa máy bay ra Hoàng Sa

Dương Ngọc

(NLĐO)- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 25-2 lên tiếng phản ứng trước hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc, đưa máy bay và tên lửa ra quần đảo Hoàng Sa.

 


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam phản ứng trước các hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc, đưa máy bay chiến đấu và tên lửa ra Hoàng Sa

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam phản ứng trước các hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc, đưa máy bay chiến đấu và tên lửa ra Hoàng Sa

Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều ngày 25-2, tất cả các câu hỏi dành cho Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đều về phản ứng của Việt Nam trước các hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông

Trả lời câu hỏi về việc truyền thông Mỹ đưa tin Trung Quốc đưa tên lửa, chiến đấu cơ ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cải tạo đảo, xây dựng sân bay, dựng radar trên các đảo, đá ở Trường Sa của Việt Nam… Người phát ngôn Lê Hải Bình một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi. Ông Lê Hải Bình nêu rõ bất chấp sự phản đối và quan ngại phản đối của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc tiếp tục có các hành động không chỉ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, thúc đẩy quân sự hóa ở Biển Đông mà còn đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông.

“Chúng tôi kiên quyết phản đối những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc có những lời nói, hành động có trách nhiệm và mang tính xây dựng trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, cũng như trên thế giới trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Trả lời câu hỏi những hành động triển khai radar, tàu chiến, máy bay chiến đấu… hiện nay của Trung Quốc khác gì so với những bước leo thang căng thẳng trước đây trên Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định những diễn biến gần đây trong khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho thấy nguyên trạng khu vực đang bị phá vỡ, đáng lo ngại hơn là tình trạng quân sự hóa ở Biển Đông.

Với việc Trung Quốc đang thay đổi cục diện và cán cân quyền lực Biển Đông bằng các động thái leo thang căng thẳng, một trong những cách phản ứng của Mỹ là tuần tra trên Biển Đông và kêu gọi các đồng minh tuần tra. Trước các câu hỏi nếu phía Việt Nam nhận được đề nghị từ Mỹ và các đồng minh về tuần tra trên Biển Đông thì có tham gia để khẳng định chủ quyền và tự do đi lại? Chính sách không liên minh với nước này chống lại nước khác có ngăn cản Việt Nam tham gia những hoạt động như vậy không?... ông Lê Hải Bình nhấn mạnh chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi. Ông cho biết Việt Nam đã, đang và sẽ tiến hành các hoạt động bình thường của mình trên những khu vực này, phù hợp với luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982.

“Chúng tôi cũng khẳng định những hoạt động này của các lực lượng chức năng Việt Nam luôn đóng góp cho hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới. Chúng tôi đã nhiều lần nêu rõ quan điểm của mình là Việt Nam tôn trọng quyền đi lại vô hại trong lãnh hải, được thực hiện phù hợp với quy định liên quan của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982. Đồng thời chúng tôi đề nghị các nước đóng góp tích cực và thiết thực vào việc duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế. Đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của Việt Nam đã được các nước trong và ngoài khu vực đánh giá cao, góp phần duy trì hòa bình, ổn định khu vực” - ông Lê Hải Bình nhấn mạnh.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng cho biết Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ dự Hội nghị ngoại trưởng hẹp ASEAN sắp tới tại Lào vào ngày 26, 27-2 tới. Tại hội nghị này, các vấn đề quốc tế và khu vực mà các nước ASEAN quan tâm sẽ được nêu, trong đó có các vấn đề đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải hàng không ở Biển Đông cũng sẽ được nêu. .

Trả lời câu hỏi về việc báo Mỹ đưa tin nước này có kế hoạch đưa giàn pháo di động đến Biển Đông, Người Phát ngôn nhấn mạnh việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải hàng không ở Biển Đông là lợi ích chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực. “Vì vậy, chúng tôi mong muốn các bên có hành động trách nhiệm và mang tính xây dựng trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực, trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên Hợp quốc, luật pháp quốc tế, nhất là dựa trên Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982” - ông Lê Hải Bình nói.

Ảnh lớn: Đường băng và nhà chứa máy bay trên đảo Phú Lâm Ảnh: STRATFOR Ảnh nhỏ: Máy bay chiến đấu Shenyang J-11 Ảnh: NEWS.COM.AU
Ảnh lớn: Đường băng và nhà chứa máy bay trên đảo Phú Lâm Ảnh: STRATFOR Ảnh nhỏ: Máy bay chiến đấu Shenyang J-11 Ảnh: NEWS.COM.AU

Trước đó, truyền thông quốc tế ngày 17-2 đưa tin quân đội Trung Quốc đã điều động các hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Ngày 19-2, trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên trong nước và quốc tế, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh Việt Nam hết sức quan ngại về các hành động Trung Quốc xây dựng căn cứ trực thăng quân sự trên đảo Quang Hòa và bố trí tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm. Đây là những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động sai trái đó.

Cũng trong ngày 19-2, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối các hoạt động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa. Cùng ngày, Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp quốc cũng đã có công hàm gửi Tổng Thư ký Liên Hợp quốc đề nghị cho lưu hành chính thức công hàm Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Đại sứ quán Trung Quốc nói trên.

Chỉ 1 tuần sau sự xuất hiện của tên lửa đất đối không HQ, ngày 23-2, truyền thông dẫn lời giới chức Mỹ cho biết Bắc Kinh đã triển khai các máy bay chiến đấu Shenyang J-11, Xian JH-7 tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo