xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Vòng tròn bất tử” cản bước quân xâm lược

Hồng Ánh - Cao Nguyên - Hoàng Thanh

Nhớ về Gạc Ma không chỉ để tự hào mà còn để cảnh giác hơn với âm mưu thôn tính Trường Sa, độc chiếm biển Đông của Trung Quốc

Ngày này của 28 năm trước, 64 chiến sĩ bảo vệ bãi đá Gạc Ma đã tạo thành “Vòng tròn bất tử” khiến những kẻ xâm lược với âm mưu thôn tính Trường Sa phải chùn bước.

Đường chiến đấu còn dài...

Cứ vào dịp 14-3, đại tá Nguyễn Văn Dân, nguyên Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân, lại lặng lẽ đến tượng đài các chiến sĩ Trường Sa để thắp nén hương cho 64 đồng đội. Lần nào cũng vậy, người sĩ quan trực tiếp chỉ huy Cụm 2 Trường Sa - có mặt ở đảo Gạc Ma vào trưa 14-3-1988 lại đọc vang những câu thơ trong bài “Vòng tròn bất tử” mà ông rút ruột viết ra trong những ngày lịch sử ấy:

“… Nén hương thơm của những người đang sống/ Vĩnh biệt anh đường chiến đấu còn dài/ Vượt gian nguy, ta giữ vững chủ quyền/ Trường Sa, quần đảo thiêng liêng/ Của chúng ta, của muôn đời Tổ quốc”...

Những câu thơ như bạt cả những con sóng ầm ào dội vào bờ để vọng đến Gạc Ma.

Hằng năm, vào ngày giỗ, các cựu binh Trường Sa đều về thăm mẹ Lê Thị Niệm - mẹ của liệt sĩ Phan Tấn Dư Ảnh: HỒNG ÁNH
Hằng năm, vào ngày giỗ, các cựu binh Trường Sa đều về thăm mẹ Lê Thị Niệm - mẹ của liệt sĩ Phan Tấn Dư Ảnh: HỒNG ÁNH

Trong khi đó, nằm sâu trong một xóm ở chân núi tại xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, ông bà Võ Ta và Phan Thị Đay chụm 2 mái đầu bạc trắng để đọc lại những bức thư ố vàng mà liệt sĩ Võ Đình Tuấn (hy sinh ở Gạc Ma ngày 14-3-1988) gửi về khi còn sống. “Tôi thắp nén hương cho con và mong thắp được nén hương cho đồng đội của con để dù ở đâu, chúng cũng bảo bọc nhau” - ông Võ Ta xúc động.

Bao năm trôi qua nhưng chưa năm nào ông Nguyễn Văn Dũng (ngụ TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) vắng mặt trong ngày giỗ của liệt sĩ Trương Văn Thịnh (25-1 âm lịch) và Phan Tấn Dư (27-1 âm lịch, cùng quê Phú Yên). Trước ngày giỗ, ông đã sắp xếp công việc, chuẩn bị đồ đạc rồi ở lại với mẹ Lê Thị Niệm (mẹ liệt sĩ Phan Tấn Dư) suốt cả tuần.

“Làm sao chúng tôi có thể quên những đồng đội của mình vẫn còn nằm lại ở biển khơi. Có điều, làm thế nào để thế hệ sau nhớ đến những cái tên Phan Tấn Dư, Trương Văn Thịnh... mới là điều đáng nói” - ông tâm sự.

Đại tá Trần Minh Cảnh, nguyên Chủ nhiệm chính trị Vùng 4 Hải quân, cho rằng cần phải đưa trận hải chiến bi hùng này vào sách giáo khoa. “Chúng ta cần phải khẳng định chủ quyền của dân tộc. Nếu lớp người sau không biết những vùng biển, vùng đảo nào thuộc chủ quyền đã bị chiếm thì thật có lỗi” - đại tá Cảnh bày tỏ.

Cùng tâm trạng, Anh hùng LLVT Nhân dân Vũ Huy Lễ - thuyền trưởng tàu HQ 505, từng được xem là pháo đài giữ vững đảo Cô Lin - nhìn nhận: “Nên đưa sự kiện này vào sách giáo khoa để học sinh biết rõ và trân trọng một sự thật lịch sử, để các em tự hào hơn với truyền thống đấu tranh quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của thế hệ cha anh”.

Âm mưu được nhận diện

Đại tá Trần Minh Cảnh cho rằng âm mưu thôn tính Trường Sa và độc chiếm biển Đông của Trung Quốc đã có từ lâu, chứ không phải đợi đến năm 1988 hay bây giờ mới bộc lộ. Việc cưỡng chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam 28 năm trước là đến giai đoạn hành động của Trung Quốc.

“Lực lượng hải quân Việt Nam đã nhận thấy âm mưu ấy từ trước. Nếu không nhận ra âm mưu ấy, làm sao chúng ta có thể giữ vững được bao nhiêu điểm đảo? Chúng tôi đã tuyên truyền để mọi cán bộ, chiến sĩ thấy được âm mưu đó và đưa ra cách đối phó trong từng tình huống mới giữ được nhiều đảo như vậy. Chúng ta đã phải chịu mất một số đảo năm ấy là vì tương quan lực lượng hai bên quá lớn. Sự hy sinh của 64 chiến sĩ cũng như “Vòng tròn bất tử” năm xưa vô cùng ý nghĩa khi đã ghìm chân, làm cho lính Trung Quốc phải nao núng với ý đồ thôn tính Trường Sa” -  đại tá Cảnh phân tích.

Theo Anh hùng LLVT Nhân dân Vũ Huy Lễ, việc chọn cụm đảo Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao để tấn công đã thể hiện rõ ý đồ thôn tính Trường Sa của Trung Quốc. Tuy nhiên, ý đồ đó đã bị chặn lại bởi lòng quả cảm của những người lính hải quân Việt Nam. “Năm ấy, nếu chúng ta không giữ được đảo Cô Lin và Len Đao thì có khả năng sẽ còn mất nhiều đảo, vì vị trí của cụm đảo này rất quan trọng đối với cả Trường Sa” - ông Lễ nhận định.

“Âm mưu ấy Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ mà ngày càng quyết liệt hơn. Bằng chứng là việc Trung Quốc cơi nới các đảo, nâng cấp sân bay ở Trường Sa hay đưa vũ khí ra Hoàng Sa mới đây. Vì thế, chúng ta không được phép lơ là, dù một phút trước âm mưu ấy” - đại tá Dân nhìn nhận.

Ông Huỳnh Bá Thoại, đại diện Ban Liên lạc Cựu binh Trường Sa ở Phú Yên, cho biết chiều 14-3 sẽ tổ chức cuộc gặp mặt cựu binh Trường Sa trên cả nước tại xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên.

 

Tiếp bước cha

Đã 28 năm trôi qua, mẹ Hồ Thị Đức (79 tuổi, mẹ của Anh hùng LLVT Nhân dân, liệt sĩ Trần Văn Phương) luôn nặng lòng nhớ về người con thân yêu của mình. Thắp nén hương bên di ảnh của con, mẹ ngấn lệ: “Năm nào đồng đội thằng Phương cũng về đây thăm mẹ và thắp hương cho nó. Nhưng năm ni mẹ chưa thấy ai về. Không biết chúng nó có gặp chuyện chi không?”.

Mẹ Đức có 4 người con, anh Phương sinh năm 1965, là con trai đầu, học xong lớp 10 thì nhập ngũ. Tháng 3-1988, anh được bổ nhiệm Phó Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma. Lần cuối lên đường ra Gạc Ma, anh còn dặn mẹ ở nhà cắt một ít rạ phơi khô để dịp nghỉ phép, anh về lợp lại mái nhà...

Trước khi ra Gạc Ma, anh Phương đã cưới chị Mai Thị Hoa. Đến lúc hy sinh, anh vẫn chưa biết vợ mình đã mang thai cô con gái Trần Thị Thủy.  Bây giờ, cô gái ấy đã là thiếu úy Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân.

Cả 4 người con của mẹ Hồ Thị Đức đều là chiến sĩ hải quân; nhiều cháu, chắt cũng tham gia quân đội bảo vệ Tổ quốc. H.Phúc

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo