xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ chặt 6.700 cây xanh: Không để hòa cả làng

Thùy Dương - Nguyễn Hưởng

Bí thư Thành ủy Hà Nội - ông Phạm Quang Nghị - chỉ đạo như trên và yêu cầu công khai toàn bộ sự việc sau khi có kết quả thanh tra

Ngày 23-3, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã họp và chỉ đạo xử lý những vấn đề liên quan đến việc thực hiện cải tạo, thay thế cây xanh đang được dư luận quan tâm.

Kiểm điểm trách nhiệm của nhiều lãnh đạo sở

Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị khẳng định dù chủ trương cải tạo, thay thế cây là đúng đắn và TP đã thực hiện có kết quả trong nhiều năm qua nhưng dư luận vẫn bức xúc trước việc thực hiện cải tạo, thay thế 6.700 cây xanh. Phản ứng của người dân có lý do chính đáng bởi các cơ quan thực hiện đã lựa chọn cách làm không phù hợp, không lường trước những hệ quả, trong đó có sự nôn nóng và giản đơn.

Bí thư Thành ủy yêu cầu các cơ quan liên quan trước mắt nghiêm túc thực hiện việc dừng cải tạo, thay thế cây để đánh giá, rà soát, hoàn thiện tất cả các quy trình, thủ tục liên quan; làm rõ các tiêu chí đánh giá, phân loại để có căn cứ quyết định cây nào cần thay, cây nào không với tinh thần hạn chế đến mức thấp nhất việc thay những cây đã trồng.

Về vấn đề xử lý trách nhiệm  của các cá nhân, tập thể liên quan, Bí thư Thành ủy yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo khẩn trương việc thanh tra theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP. Thanh tra liên ngành phải làm rõ được thiếu sót ở đâu, do ai và biện pháp sửa chữa, khắc phục phải cụ thể; đồng thời kiểm điểm trách nhiệm từ giám đốc, phó giám đốc, cán bộ của các sở, ngành liên quan.

“Việc xử lý trách nhiệm này phải bảo đảm tính kỷ cương, tinh thần nghiêm túc, cầu thị, nhất định không được né tránh, bao biện hay xử lý kiểu "hòa cả làng". Ngay khi có kết quả thanh tra, xử lý trách nhiệm liên quan,  phải cung cấp thông tin đầy đủ cho báo chí để công khai cho người dân được biết” - Bí thư Thành ủy Hà Nội lưu ý.

Ông Phạm Quang Nghị cũng yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo Sở Xây dựng trả lời 21 câu hỏi được nêu ra trong cuộc họp báo vừa qua, gửi từng cơ quan báo chí. Nội dung trả lời phải đầy đủ, rõ ràng, chính xác, thuyết phục; không được bao biện, quanh co.

 

img

 

Nơi tập kết gỗ tại phường Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà NộiẢnh: NGUYỄN HƯỞNG
Nơi tập kết gỗ tại phường Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội Ảnh: NGUYỄN HƯỞNG

 

“Gỗ không bị thất thoát”

Sáng cùng ngày, phóng viên Báo Người Lao Động đã thâm nhập kho gỗ xà cừ được chặt hạ ở đường Nguyễn Trãi tại bãi tập kết trên đường K2 (phường Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm). Bãi tập kết này rộng hơn 10 ha của Xí nghiệp Sản xuất cây xanh - cây hoa - cây cảnh được quây kín bằng tôn cao khoảng 2 m,  được bảo vệ nghiêm ngặt.

Ngoài cổng chính, 2 cổng phụ cũng được bảo vệ coi giữ, không cho người lạ vào. Đến gần trưa, lợi dụng lúc nhân viên bảo vệ ăn cơm, phóng viên đã lọt được vào bên trong. Tại đây, phần lớn gỗ là xà cừ cỡ lớn, trong đó nhiều cây vỏ còn tươi, rỉ nhựa. Số gỗ xếp chồng chất, kéo dài hàng trăm mét, cao khoảng 2,5 m. Gần đó, công nhân làm việc cạnh ô tô tải đang cẩu gỗ lên xe. Khi phát hiện phóng viên, bảo vệ công ty liên tục xua đuổi, không cho chụp ảnh và ghi hình.

Sau khi những hình ảnh về bãi tập kết đăng tải trên báo chí, Công ty TNHH MTV Cây xanh Hà Nội đã mở cửa khu vườn ươm tập kết những cây hoa sữa được chuyển từ phố Nguyễn Chí Thanh về và kho gỗ xà cừ tại Xí nghiệp Sản xuất cây xanh - cây hoa - cây cảnh (phường Cầu Diễn) để phóng viên vào xem.

Theo ông Đỗ Ngọc Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cây xanh Hà Nội, 128 cây hoa sữa và bằng lăng được chuyển về từ phố Nguyễn Chí Thanh đã được cắt lá, tỉa cành và chuyển về chăm sóc tại vườn ươm Xí nghiệp Sản xuất cây xanh - cây hoa - cây cảnh ở quận Nam Từ Liêm. Những cây được chặt hạ có đường kính dưới 20 cm sẽ làm củi và trên 20 cm được lưu giữ làm gỗ. “Theo quy định, tài sản công cộng đều phải thu hồi. Từ trước đến nay chứ không chỉ lần này, chúng tôi đều thực hiện khá bài bản, nghiêm túc, không thất thoát gì trong vận chuyển” - ông Hoàng nhấn mạnh.

Ông Hoàng nói thêm các cơ quan có trách nhiệm giám sát sẽ xác định khối lượng thu hồi, lập biên bản chi tiết về loại gỗ, tình trạng gỗ…,  sau đó đấu giá thông qua một đơn vị độc lập. “Toàn bộ số gỗ tại kho đang chờ thủ tục để bán đấu giá. Số tiền thu về sẽ nộp vào ngân sách để trừ lùi vào số quyết toán hằng năm của công ty” - ông Hoàng nói.

 

Hạ 1 cây xà cừ, tốn 35 triệu đồng

Theo đơn giá được Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng ký, áp dụng từ 1-1-2015, chi phí chặt hạ 1 cây xà cừ có đường kính trên 120 cm từ 21,6-23,7 triệu đồng. Nếu không thi công bằng xe nâng, chi phí từ gần 23 triệu tới trên 25 triệu đồng/cây. Sau khi chặt hạ, với loại cây đường kính trên 120 cm, chi phí để đào gốc cây và lấp đất là 9,8-10,7 triệu đồng/gốc. Chi phí chặt hạ và đào gốc cây nhỏ nhất (đường kính 15-40 cm) cũng lên tới 4,5 triệu đồng/cây.

Các loại cây khác như sấu, nhội, bàng, bông gòn, bằng lăng, chẹo, sưa, long não, sao đen... chi phí chặt hạ bằng 70% so với cây xà cừ. Những cây có đường kính lớn, phải chặt hạ thủ công thì đơn giá có thể lên tới 35 triệu đồng/cây.

Thống kê của Sở Xây dựng cho thấy Hà Nội hiện có gần 50.000 cây xanh, trong đó có 5.000 cây xà cừ. Vừa qua, 500 cây với nhiều cây xà cừ cổ thụ đã bị chặt hạ. Trước khi có quyết định dừng chặt hạ cây, Công ty Cây xanh Hà Nội đã chặt hạ 111 cây, chuyển 128 cây trên đường Nguyễn Chí Thanh. Trong tháng 12-2014, trên Phố Huế, Hàng Bài cũng có 115 cây bị chặt hạ.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo